menu search
Đóng menu
Đóng

Tiêu điểm kinh tế thế giới tuần đến 18/1/2019

13:53 18/01/2019

Vinanet -Cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn chưa có hồi kết, việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) là những tiêu điểm trên thế giới tuần qua.
Mâu thuẫn – Trạng thái bình thường mới trong quan hệ Mỹ - Trung
Trung Quốc gửi một tín hiệu rõ ràng về việc Bắc Kinh sẵn sàng đáp ứng linh hoạt với các mối quan ngại của Mỹ, nhưng trong khuôn khổ chiến lược cải cách đã được lựa chọn.
Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết, các cuộc đàm phán cũng tập trung vào những cách thức đảm bảo sự thực thi và kiểm chứng Trung Quốc có thực hiện những cam kết đưa ra đối với Mỹ hay không.
Tại các sự kiện này, phía Trung Quốc tái khẳng định xu hướng mở cửa nền kinh tế Trung Quốc, hợp tác toàn diện với phía Mỹ, bao gồm cả trong lĩnh vực đầu tư, coi đây là một trong những phương hướng cải cách chính của Trung Quốc.
Mỹ đưa ý tưởng dỡ bỏ thuế với hàng hóa Trung Quốc
Theo tờ The Wal Street Journal ngày 17/1 đưa tin, giới chứng Mỹ đang cân nhắc dỡ bỏ thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự thay đổi đột ngột của các thị trường chứng khoán, và khuyến khích Bắc Kinh đưa ra các nhượng bộ trong các cuộc đàm phán thương mại hiện nay. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã đưa ra ý tưởng dỡ bỏ thuế đối với một số mặt hàng hoặc toàn bộ hàng hóa Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn chưa được trình lên Nhà Trắng
Trung Quốc tín hiệu tăng mạnh kích thích kinh tế
Sau những số liệu kinh tế không khả quan của tháng cuối năm, nhất là số liệu xuất nhập khẩu, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết, sẽ tăng cường theo dõi tình hình kinh tế và cải thiện các chính sách, với mục tiêu có khởi đầu tốt trong quý 1/2019, nhằm tạo đà cho việc đạt các mục tiêu kinh tế năm nay.
Cuộc chiến thương mại với Mỹ đang làm tăng bất ổn với triển vọng của Trung Quốc trong trung hạn. Xuất khẩu tháng 12 bất ngờ giảm mạnh nhất 2 năm là dấu hiệu cho thấy sức ép lên nền kinh tế này ngày một tăng.
Trung Quốc thúc đẩy nhân dân tệ tại ASEAN
Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch thúc đẩy việc sử dụng đồng CNY vào cộng đồng các nước ASEAN. Theo đó, nội các Trung Quốc đã đồng ý xây dựng tỉnh Quảng Tây thành cửa ngõ tài chính giữa đại lục với ASEAN.
Thủ tướng Anh kêu gọi các nghị sĩ gạt bỏ lợi ích cá nhân, xây dựng Quốc hội đồng thuận
Thủ tướng Anh Theresa May đã kêu gọi các nghị sĩ gạt bỏ lợi ích cá nhân sang một bên và hợp tác mang tính xây dựng để có được một Quốc hội đồng thuận cùng phá vỡ thế bế tắc hiện nay trong tiến trình Brexit - đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, bà bày tỏ thất vọng khi lãnh đạo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn không tham gia đối thoại về cách tiếp cận mới đối với Brexit, đồng thời nêu rõ cánh cửa đối thoại vẫn mở đối với đảng đối lập này.
EU đề nghị Anh nêu rõ ý định sau khi Thoả thuận Brexit thất bại
Ngày 15/1, người phát ngôn của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã bày tỏ lấy làm tiếc về kết quả cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Anh về Thoả thuận Brexit.
Người phát ngôn nêu rõ: "Chúng tôi lấy làm tiếc về kết quả cuộc bỏ phiếu và kêu gọi Chính phủ Anh nêu rõ ý định của mình về những bước đi tiếp theo càng sớm càng tốt. 27 nước EU sẽ tiếp tục đoàn kết và có trách nhiệm khi mà chúng tôi đã theo suốt toàn bộ quá trình và sẽ tìm cách giảm thiệt hại do Brexit gây ra.
Châu Âu quan ngại sau khi thỏa thuận Brexit thất bại
Trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Anh tối 15/1, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ sự lo ngại khi thỏa thuận Anh rời EU, hay còn gọi là Brexit. Với tỷ lệ 202 phiếu thuận và 432 phiếu chống, Hạ viện Anh đã bác thỏa thuận Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà Thủ tướng nước này Theresa May và các lãnh đạo EU đã nhất trí.
Thủ tướng Anh vẫn lạc quan về cơ sở cho cuộc "ly hôn" với EU
Sau khi hứng chịu thất bại nặng nề trong cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, Thủ tướng Theresa May vẫn tin tưởng thỏa thuận Brexit có thể tạo cơ sở cho một thỏa thuận "ly hôn" khi Anh rời khỏi EU.
Tổng thống Mỹ sẽ không tham dự tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới
Người Phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders ngày 17/1 cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hủy kế hoạch tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) vào tuần tới, do vẫn chưa giải quyết được tình trạng chính phủ đóng cửa một phần và những mâu thuẫn với Quốc hội.
Trung Quốc duy trì sản lượng khai thác dầu thô bằng năm 2018
Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới đặt mục tiêu duy trì sản lượng khai thác dầu thô trong năm 2019 ngang bằng với năm 2018, trong lúc nhu cầu đối với khí đốt tự nhiên dự báo sẽ tăng 11% so với năm 2018.
Theo nhà sản xuất và phân phối dầu khí lớn nhất Trung Quốc CNPC, sản lượng dầu thô của Trung Quốc trong năm 2018 là 190 triệu tấn. CNPC cũng cho hay nhu cầu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc trong năm 2019 sẽ đạt 308 tỷ m3, tăng 11,4% so với năm 2018 và sản lượng khí đốt trong nước năm 2019 dự kiến đạt 170,8 tỷ m3.
Brexit: Anh không thể ở lại liên minh thuế quan EU
Chủ tịch đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh, ông Brandon Lewis, ngày 17/1 cho biết Vương quốc Anh không thể ở lại liên minh thuế quan hiện tại với Liên minh châu Âu (EU) bởi London đặt ưu tiên đạt được các thỏa thuận thương mại quốc tế hậu Brexit.
Căng thẳng địa chính trị tạo rủi ro cho nền kinh tế
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ngày 16/1 công bố Báo cáo Rủi ro toàn cầu, trong đó cảnh báo tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế và chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thể tiếp tục tác động tới nền kinh tế thế giới trong năm 2019 và cản trở các nỗ lực giải quyết những vấn đề lớn, như biến đổi khí hậu.
Chi tiêu toàn cầu cho ứng dụng di động sẽ vượt mức 120 tỷ USD
Theo hãng nghiên cứu thị trường App Annie, chi tiêu cho ứng dụng trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng năm 2019 sẽ tăng gấp 5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và vượt mức 120 tỷ USD. Cũng theo App Annie, trong đó gần một nửa là đến từ Trung Quốc. Dự báo chi tiêu cho các ứng dụng trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng trong năm 2019 sẽ tăng nhanh gấp 5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và vượt mức 120 tỷ USD.
Mở lại cửa khẩu vận chuyển trái cây Trung Quốc – Myanmar
Cửa khẩu Kyin San Kyawt giữa Myanmar và Trung Quốc, bị đóng cửa từ cuối tháng 12/2018, đã mở cửa trở lại, chủ yếu để vận chuyển dưa hấu giữa Trung Quốc và Myanmar, sau cuộc đàm phán giữa 2 bên vào ngày 7/1/2019.
Hiện chưa có thông tin nào về việc các loại trái cây hay hàng hóa khác được phép vận chuyển qua đây. Theo thỏa thuận giữa 2 bên, chỉ 1.000 xe tải chở hàng được đi qua biên giới này, bắt đầu từ ngày 11/1/2019. Dự kiến sẽ xảy ra tình trạng tắc nghẽn tại đây vào cuối tuần khi lượng hàng hóa vận chuyển tăng vọt.
Trung Quốc thông qua dự án xây dựng đập thủy điện cao nhất
Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc ngày 15/1 thông báo chính phủ nước này đã thông qua dự án xây dựng đập Lawa, một trong những đập thủy điện cao nhất ở nước này theo dự kiến sẽ nằm ở thượng nguồn sông Dương Tử.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn:Vinanet