menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 2 năm, nguy cơ cho kinh tế toàn cầu

09:17 15/01/2019

Vinanet - Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 12/2018 bất ngờ giảm mạnh nhất trong 2 năm, trong khi nhập khẩu cũng giảm, cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục suy yếu trong năm 2019 và làm giảm nhu cầu toàn cầu.
Số liệu công bố ngày hôm nay (14/1/2019) cũng cho thấy Trung Quốc có thặng dư thương mại lớn kỷ lục với Mỹ trong năm 2018, điều này có thể khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng nhiệt với Bắc Kinh trong tranh chấp thương mại.
Nhu cầu yếu của Trung Quốc được cảm nhận trên khắp thế giới, với doanh số bán hàng hóa từ Iphone tới ô tô chậm lại, thúc giục cảnh báo từ Apple và từ Jaguar Land Rover (trong tuần trước đã thông báo giảm việc làm).
Số liệu thương mại tháng 12/2018 ảm đạm cho thấy nền kinh tế Trung Quốc có thể nguội lạnh nhanh hơn dự kiến trong năm nay, bất chấp các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng gần đây từ tăng cường chi tiêu cho cơ sở hạ tầng đến cắt giảm thuế.
Một số nhà phân tích đã suy đoán rằng Bắc Kinh có thể phải tăng tốc và tăng cường nới lỏng chính sách và các biện pháp kích thích trong năm nay sau khi hoạt động sản xuất giảm trong tháng 12/2018.
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 12/2018 bất ngờ giảm 4,4% so với một năm trước, với nhu cầu trong hầu hết các thị trường chủ chốt suy yếu. Nhập khẩu cũng giảm 7,6%, giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2016.
Các nhà phân tích dự kiến tăng trưởng xuất khẩu giảm xuống 3% với nhập khẩu tăng 5%. Xuất khẩu ròng đã giảm do tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong 3 quý đầu năm ngoái, sau khi tăng trong năm 2017.
Thặng dư thương mại với Mỹ tăng
Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ (nhạy cảm với chính trị) đã tăng 17,2% lên 323,32 tỷ USD trong năm ngoái, cao nhất trong kỷ lục tính tới năm 2006, theo số liệu tính toán của Reuters dựa trên số liệu của hải quan.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ tăng từ lâu là một điểm nhức nhối với Washington, nơi đã yêu cầu Bắc Kinh thực hiện những bước để giảm mạnh thặng dư này.
Washington đã áp đặt thuế nhập khẩu với hàng trăm tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc trong năm ngoái và đã đe dọa tiếp tục hành động nếu Bắc Kinh không thay đổi các vấn đề từ trợ cấp cho ngành công nghiệp tới sở hữu trí tuệ. Trung Quốc đã trả đũa bằng thuế quan của riêng mình.
Tuy nhiên, số liệu xuất khẩu của Bắc Kinh đã bất ngờ tăng trong năm 2018, có thể do các công ty tăng cường xuất khẩu trước khi thuế quan của Mỹ có hiệu lực.
Như nhiều người theo dõi thị trường dự đoán rằng sự tăng cường mờ dần trong những tháng cuối năm. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 3,5% trong tháng 12/2018 trong khi nhập khẩu từ Mỹ giảm 35,8% trong tháng này.
Tổng xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc tăng 9,9% trong năm 2018, diễn biến mạnh nhất trong 7 năm, trong khi nhập khẩu tăng 15,8%.
Nhưng số liệu ảm đảm trong tháng 12/2018, cùng với vài tháng đơn hàng sản xuất đang giảm, cho thấy sự suy yếu hơn nữa trong xuất khẩu ở tương lai gần.
Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng tại ANZ cho biết “suy thoái thương mại là có thể trong quan điểm của chúng tôi”, dự đoán một giai đoạn xuất khẩu thu hẹp tương tự như năm 2015/2016. “Chu kỳ điện tử toàn cầu vẫn là động lực chủ chốt trong xuất khẩu của Trung Quốc. Một khả năng suy thoái trong lĩnh vực này có nguy cơ thực sự tới triển vọng bên ngoài của Trung Quốc ngay cả nếu Trung Quốc và Mỹ đạt được một giải pháp về tranh chấp thương mại của họ”.
ING cho biết xuất khẩu điện tử giảm có thể liên quan tới các công ty nước ngoài tránh sử dụng các phần tử điện từ do Trung Quốc sản xuất, bổ sung thêm xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và linh kiện điện tử có thể sẽ giảm trong năm nay.
Nhập khẩu yếu làm nổi bật nhu cầu thấp
Mức thuế cao của Trung Quốc đánh vào nguồn cung từ Mỹ cũng ảnh hưởng tới tăng trưởng nhập khẩu tổng thể. Tổng thể, năm 2018, đậu tương, nhập khẩu lớn thứ 2 từ Mỹ giảm lần đầu tiên kể từ năm 2011.
Ngay cả nếu Washington và Bắc Kinh đạt được một thỏa thuận thương mại trong các vòng đàm phán hiện nay, điều đó không phải thuốc chữa bách bệnh cho nền kinh tế Trung Quốc.
Các nhà hoạch định kinh tế Trung Quốc được dự kiến rộng rãi tung ra các biện pháp hỗ trợ trong những tháng tới nếu tình trạng trong và ngoài nước tiếp tục xấu đi.
Đầu tháng này, ngân hàng trung ương cho biết họ sẽ giảm dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng - cắt giảm lần thứ 5 liên tiếp trong một năm - do họ cố gắng khuyến khích cho vay và giảm nguy cơ suy giảm kinh tế mạnh.
Trong cuộc họp thường niên của các lãnh đạo trong tháng trước, Trung Quốc cho biết họ sẽ tăng cường hỗ trợ kinh tế trong năm 2019 bằng cách giảm thuế và đẩy mạnh điều chỉnh chính sách.
Một vài nhà phân tích tin tưởng việc giảm lãi suất là một khả năng, nhưng hầu hết dự kiến Bắc Kinh sẽ hạn chế các biện pháp kích thích khổng lồ như đã triển khai trong quá khứ, do lo lắng rằng họ có thể bổ sung thêm nợ và làm suy yếu đồng CNY.
Các nguồn tin cho biết Bắc Kinh dự định giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế của họ xuống 6 - 6,5% trong năm nay sau khi dự kiến 6,6% trong năm 2018, thấp nhất trong 28 năm.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn:Vinanet