menu search
Đóng menu
Đóng

Ấn Độ sẽ dẫn dắt nhu cầu dầu mỏ toàn cầu vào năm 2035

15:30 23/02/2018

Vinanet - Các nhà kinh doanh trên thị trường dầu mỏ và các nhà phân tích đã theo dõi chặt chẽ nguồn cung của thị trường Mỹ đang đe dọa phá hủy thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC. Nhưng cuối năm 2017 và đầu năm 2018, tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ mạnh mẽ - cả tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế OECD - đã hỗ trợ giá dầu nhiều như việc cắt giảm sản lượng của OPEC và sự suy yếu của đồng USD.
Theo truyền thống, mọi con mắt đổ vào Trung Quốc và tốc độ tăng trưởng nhu cầu, nhập khẩu dầu mỏ của họ, nhưng gần đây Ấn Độ đã thu hút sự chú ý của thế giới khi nhập khẩu dầu mỏ của họ tăng lên mức cao kỷ lục trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu mạnh. Dự đoán tiêu thụ dầu mỏ và năng lượng trong dài hạn của Ấn Độ cũng lạc quan và Ấn Độ là một động lực tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ chủ chốt.
Tại Trung Quốc, nhập khẩu dầu thô trong tháng 1 tăng lên mức kỷ lục mới 9,57 triệu thùng/ngày, nhưng các dự báo tăng trưởng GDP chậm lại khiến giới phân tích cảnh giác với những dự báo quá lạc quan. Tăng trưởng nhu cầu dầu thô của Trung Quốc có thể giảm trong năm nay xuống 4,2% từ 5,5% trong năm ngoái, theo các nhà phân tích của S&P Platts.
Tại Ấn Độ, hoạt động lọc dầu cao và việc mở rộng công suất lọc dầu trong bối cảnh nhu cầu phục hồi mạnh đã đẩy nhập khẩu dầu thô lên kỷ lục 4,93 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2018, tăng hai chữ số cả trong tháng 12/2017 và tháng 1/2018, theo số liệu của Thomson Reuters.
Mặc dù số liệu nhập khẩu của tháng 1/2018 có thể có một sự giải thích theo mùa, các dự báo dài hạn và kế hoạch mở rộng lọc dầu của Ấn Độ hỗ trợ quan điểm tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của nước này là mạnh. Ấn Độ có kế hoạch tăng công suất lọc dầu 77% vào năm 2030 để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu đang tăng của họ.
Tiêu thụ năng lượng của Ấn Độ được dự kiến tăng nhanh nhất trong các nền kinh tế chủ chốt vào năm 2035, theo Triển vọng Năng lượng BP từ năm 2017. Tiêu thụ năng lượng trong giao thông tăng 5,8% mỗi năm và dầu mỏ sẽ vẫn là nguồn nhiên liệu thống thị với thị phần 93% trong năm 2035. Vào năm 2030, Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường năng lượng tăng trưởng lớn nhất về khối lượng.
Tăng trưởng kinh tế tại Ấn Độ cũng được dự kiến mạnh trong vài năm tới, đang hỗ trợ tiêu thụ nhiên liệu do số lượng dân số thu nhập cao ngày càng tăng và mua những chiếc xe đầu tiên của họ.
Theo công ty xếp hạng Fitch Ratings, các nhân tố nhân khẩu học và mức độ đầu tư sẽ đưa tăng trưởng GDP của Ấn Độ trong 5 năm tới ở tốc độ hàng đầu trong số 10 thị trường mới nổi lớn nhất. Tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ được dự báo là 6,7% hàng năm, với Trung Quốc và Indonesia tiếp theo với tăng trưởng 5,5% mỗi năm.
Ấn Độ được dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh dân số ở độ tuổi lao động trong 5 năm tới, điều này thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự kiến tăng trưởng GDP thực của Ấn Độ đạt 7,4% trong năm 2018 và 7,8% trong năm 2019, 7,9% trong năm 2020, 8,1% trong năm 2021 và 8,2% trong năm 2022.
Tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ dầu mỏ tại Ấn Độ, nước đang mở rộng công suất lọc dầu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Nhập khẩu dầu mỏ có thể tiếp tục tăng ở tốc độ mạnh và ngày càng ảnh hưởng tới các thị trưởng dầu mỏ và dòng dầu toàn cầu. Nhu cầu dầu mỏ của Ấn Độ có thể không phải động lực cho thị trường trong ngắn hạn, nhưng sẽ là yếu tố tăng trưởng quan trọng trong những năm tới.
Nguồn: VITIC/oilprice
 

Nguồn:Vinanet