menu search
Đóng menu
Đóng

Các công ty kinh doanh Nhật Bản đang chuyển hướng khỏi than đá

07:35 08/02/2021

Các công ty kinh doanh Nhật Bản đang nỗ lực chuyển hướng khỏi than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác, trong bối cảnh thế giới đang thúc đẩy giảm lượng khí thải cacbon và để phù hợp với cam kết của chính phủ về việc trở thành một nước trung hòa cacbon vào năm 2050.
 
Gavin Thompson, Phó Chủ tịch Wood Mackenzie khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết: "Động thái này diễn ra khi các nhà kinh doanh đang điều chỉnh lại các chiến lược dài hạn của họ xung quanh đầu tư liên quan đến thăm dò, tìm kiếm và khai thác nhiên liệu hóa thạch". 
Ông cho biết: “Nếu năm 2020 là năm để đánh giá lại các kế hoạch trong tương lai, thì năm 2021 sẽ là năm thực hiện”.
Công ty Itochu hôm 4/2 cho biết họ sẽ bán bớt cổ phần của mình tại một mỏ than Colombia, giảm bớt 80% tài sản than nhiệt của mình và sẽ bán phần còn lại trong 2 mỏ than ở Australia "càng sớm càng tốt”.
Động thái này diễn ra khi các nhà kinh doanh đang xem xét lại các chiến lược dài hạn xung quanh việc đầu tư vào khai thác và sản xuất than, Gavin Thompson, Phó Chủ tịch Wood Mackenzie khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết.
Công ty Mitsui cũng đang rút cổ phần khỏi một mỏ than ở Mozambique sau khi thua lỗ.
Các công ty khác cũng đang đẩy nhanh việc thoái vốn, với Sojitz tiến tới kế hoạch giảm một nửa tài sản than nhiệt vào năm 2030, Giám đốc tài chính của Seiichi Tanaka cho biết.
Các công ty thương mại Nhật Bản đã ngừng đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than mới, nhưng công ty Marubeni đang xúc tiến kế hoạch giảm một nửa cổ phần tại các nhà máy nhiệt điện than vào năm 2030.
"Chúng tôi sẽ tăng tốc hết mức có thể vì góp phần chống lại sự nóng lên toàn cầu là một trong những ưu tiên hàng đầu", Giám đốc tài chính Maubeni Takayuki Furuya cho biết.
Các công ty thương mại này – còn được gọi là "sogo shosha" (tập đoàn thương mại tổng hợp) – là những doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nhập khẩu mọi thứ từ dầu mỏ đến ngô vào Nhật Bản trong bối cảnh nguồn tài nguyên nước này khan hiếm, nhưng việc thoái vốn gần đây không chỉ dừng lại ở lĩnh vực than đá khi mà quá trình chuyển đổi năng lượng đang tăng tốc.
Công ty Sumitomo đã dời bỏ hoạt động kinh doanh dầu đá phiến bằng cách bán cổ phần của mình trong một dự án với Mỹ vào năm ngoái trong khi Sojitz cắt giảm tài sản dầu khí của mình.
Mitsubishi và Mitsui, những công ty có mức độ tiếp xúc nhiều hơn với năng lượng và kim loại, đang cải tổ lại danh mục đầu tư và xem xét chiến lược giảm khí cacbon theo mục tiêu năm 2050 của chính phủ.
Mitsubishi đã rút khỏi các mỏ nhiệt điện than, nhưng than luyện cốc và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) vẫn là nguồn chính tạo ra lợi nhuận.
Giám đốc tài chính Mitsubishi Kazuyuki Masu cho biết: “Các nhà máy phát điện sử dụng LNG và các nhà sản xuất thép cần than luyện cốc. Đó là một nhiệm vụ khó khăn để thúc đẩy quá trình giảm cacbon trong khi hoàn thành trách nhiệm của chúng tôi là đảm bảo nguồn cung ổn định”.
Mitsubishi sẽ công bố công khai chính sách của mình vào tháng 3/2022.
Giám đốc tài chính Takakazu Uchida cho biết Mitsui đang hợp lý hóa danh mục năng lượng của mình, tập trung nhiều hơn vào chất lượng thay vì số lượng.
Theo Wood Mackenzie's Thompson, tài sản dầu khí thượng nguồn của các công ty Nhật Bản trị giá hơn 70 tỷ USD, trong đó các nhà kinh doanh chiếm gần 30% tổng tài sản.

Nguồn:VITIC/Reuters