menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu thế giới giảm trong phiên chiều 12/10

16:37 12/10/2022

Giá dầu thế giới giảm nhẹ, sau khi giảm 2% trong phiên trước đó, trong bối cảnh đồng USD mạnh hơn đã ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.
 
Dầu thô Brent giao sau giảm 2 US cent, tương đương 0,02% xuống 94,27 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp nhất trong phiên là 93,33 USD/thùng.
Dầu thô Mỹ  ở mức 89,14 USD/thùng, giảm 21 US cent, tương đương 0,24%. Hợp đồng đã giảm xuống mức thấp nhất trong phiên là 88,27 USD/thùng vào phiên đầu sáng.
"Giá dầu thô sẽ tiếp tục đà tăng sau một giảm và có thể tăng cao hơn tới 104 USD/thùng đối với dầu Brent và khoảng 98 USD/thùng đối với dầu WTI trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt do OPEC và các nước sản xuất lớn OPEC+".
Trung Quốc: Nhu cầu dầu tại Trung Quốc vẫn chưa phục hồi do áp dụng các biện pháp hạn chế do Covid-19, giảm 0,2 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2022, sau khi giảm 30 nghìn thùng/ngày trong tháng 6/2022 so với cùng kỳ năm trước, cải thiện so với mức giảm 0,3 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2022, giảm 0,75 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2022, sau khi tăng nhẹ 0,1 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2022 và tăng trưởng mạnh 0,5 triệu thùng/ngày trong tháng 02/2022 và 0,8 triệu thùng/ngày trong tháng 01/2022.
Nhu cầu Naphtha tăng 90 nghìn thùng/ngày so với năm trước do nhu cầu của ngành công nghiệp hóa dầu tăng.
Nhu cầu xăng dầu giảm 0,4 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2022, từ mức giảm 0,3 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước, mặc dù doanh số bán xe ở Trung Quốc đã tăng 23% trong tháng 7. Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tiếp tục chậm lại do hạn chế của đại dịch. Vận tải hàng không giảm 21% trong tháng 7/2022.
Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, nhập 9,5 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2022, tăng so với 8,79 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2022 vẫn giảm so với 10,49 triệu thùng/ngày so với tháng 8/2021. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu dầu thô đạt trung bình 9,92 triệu thùng/ngày, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, do áp dụng các biện pháp hạn chế dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu nhiên liệu. Tình trạng ngừng hoạt động tại các nhà máy lọc dầu do tỷ suất lợi nhuận giảm đã hạn chế mua vào.
Các ca nhiễm Covid-19 gia tăng tại một số thành phố lớn của Trung sẽ tác động tới nhu cầu dầu mỏ Trung Quốc năm 2022. Dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2022 chỉ tăng 0,4 triệu thùng/ngày, từ mức tăng 1,0 triệu thùng/ngày trong năm 2021.
Ấn Độ: Nhu cầu dầu của Ấn Độ giảm chỉ tăng nhẹ tháng 7/2022, do sự suy giảm trong lĩnh vực xây dựng và nông nghiệp bởi ảnh hưởng thời tiết.
Trong năm 2021, nhu cầu dầu của Ấn Độ phục hồi đáng kể, gần mức đạt được trước đại dịch vào năm 2019, được hỗ trợ bởi nền kinh tế vĩ mô ổn định, mặc dù những lo ngại về lạm phát đang được chính phủ giải quyết. Trong năm 2022, với dự kiến tăng trưởng kinh tế 7,1% và sẽ nhanh chóng ngăn chặn được biến thể Omicron Covid-19, nhu cầu dầu dự kiến sẽ phục hồi. Lưu lượng giao thông đã tăng trở lại, nhu cầu xăng và dầu diesel sẽ tăng dựa trên triển vọng kinh tế tiếp tục phát triển và nhu cầu về nhiên liệu vận tải. Lĩnh vực công nghiệp phát triển sẽ hỗ trợ cho nhu cầu dầu diesel, LPG và naphtha. Các lễ hội hàng năm trong quý IV/2022 sẽ thúc đẩy nhu cầu xăng dầu.
OECD Châu Âu: Tiêu thụ xăng trong khu vực giảm 0,2 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2022 so với cùng kỳ năm trước, do lưu lượng giao thông giảm.
Dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô của OECD châu Âu, bao gồm cả sản xuất công nghiệp sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2022. Do đó nhu cầu dầu mỏ dự đoán sẽ tăng được hỗ trợ bởi lĩnh vực giao thông vận tải và nhiên liệu công nghiệp.
Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Trong báo cáo hằng tháng công bố IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu biến động theo hướng tiêu cực.
Dự báo của OPEC: Trong năm 2021, nhu cầu dầu toàn cầu tăng 5,7 triệu thùng/ngày, đạt 96,92 triệu thùng/ngày, trong đó nhu cầu dầu của OECD tăng 1,79 triệu thùng/ngày và khu vực ngoài OECD tăng 1,58 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước đó.
Nhu cầu dầu trong năm 2022 tăng 3,10 triệu thùng/ngày so với năm 2021 lên trung bình 100,03 triệu thùng/ngày, giảm 260.000 thùng/ngày so với dự báo trước. Trong quý I/2022, nhu cầu dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh, chủ yếu do kinh tế hồi phục mạnh mẽ được hỗ trợ bởi các chương trình kích thích kinh tế và nới lỏng các biện pháp hạn chế do Covid-19. Các điều chỉnh nhu cầu giảm trong quý II, III và IV năm 2022 dựa trên dự báo kinh tế hiện tại có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ thế giới.
Citi Research dự báo giá dầu thô của Mỹ sẽ đạt trung bình 96 USD/thùng và giá dầu Brent sẽ đạt mức trung bình 101 USD/thùng trong năm 2022, trong tình trạng nguồn cung thắt chặt do cắt giảm sản lượng.
Trong khi đó, đồng USD đạt mức cao mới vào thứ Tư do lo ngại về lạm phát và tốc độ tăng tỷ giá của Mỹ. Đồng USD mạnh hơn làm cho hàng hóa định giá bằng USD trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác và có xu hướng tác động lên giá dầu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế hôm thứ Ba đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2023 và cảnh báo về nguy cơ suy thoái toàn cầu.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng 3%
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng khoảng 3% lên mức cao gần một tuần vào thứ Tư (12/10) do dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm cao hơn trong hai tuần tới so với dự kiến trước đó.
Giá khí tăng bất chấp sản lượng gần kỷ lục và xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giảm, điều này cho phép các công ty tiện ích tiếp tục bơm nhiều khí vào kho dự trữ hơn bình thường trong những tuần tới.
Giá khí đốt tăng 19,1 cent, tương đương 2,9%, lên 6,787 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), hợp đồng vào mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 6 tháng 10.
Giá khí đốt tại Mỹ tăng khoảng 81% cho đến nay trong năm nay do giá khí đốt toàn cầu tăng do gián đoạn nguồn cung.
Xuất khẩu khí đốt của Nga qua ba tuyến chính vào Đức - Nord Stream 1 (Nga-Đức), Yamal (Nga-Belarus-Ba Lan-Đức) và tuyến Nga-Ukraine-Slovakia-Cộng hòa Séc-Đức - chỉ đạt trung bình 1,3 bcfd.
Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt trung bình tại 48 tiểu bang của Mỹ đã tăng lên 100,1 bcfd cho đến nay vào tháng 10, tăng từ mức kỷ lục hàng tháng là 99,4 bcfd vào tháng 9.
Với thời tiết lạnh hơn sắp tới, Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 92,5 bcfd trong tuần này lên 98,3 bcfd vào tuần tới. Dự báo cho tuần tới cao hơn triển vọng của Refinitiv vào thứ Ba.
Lượng khí trung bình đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Mỹ cho đến nay đã giảm xuống 10,9 bcfd trong tháng 10 từ mức 11,5 bcfd trong tháng 9. Con số đó so với kỷ lục hàng tháng là 12,9 bcfd vào tháng Ba.
Nga, nhà sản xuất khí đốt lớn thứ hai thế giới, đã cung cấp khoảng một phần ba lượng khí đốt của châu Âu trong những năm gần đây, với tổng giá trị khoảng 18,3 bcfd vào năm 2021
Các kho dự trữ khí đốt ở Tây Bắc Châu Âu - Bỉ, Pháp, Đức và Hà Lan hiện cao hơn khoảng 7% so với mức trung bình của họ trong 5 năm (2017-2021) cho thời điểm này trong năm, theo Refinitiv.

Nguồn:VITIC/Reuter