menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu thế giới giảm trong phiên sáng 5/7

08:59 05/07/2023

Giá dầu giảm vào phiên sáng thứ Tư (5/7), do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu làm giảm nhu cầu nhiên liệu đã lấn át thông tin về nguồn cung thắt chặt hơn do các nhà xuất khẩu lớn Saudi Arabia và Nga công bố cắt giảm sản lượng trong tháng 8.
 
Dầu thô Brent giảm 14 cent, tương đương 0,2%, ở mức 76,11 USD/thùng, sau khi tăng 1,60 USD vào thứ Ba (4/7).
Dầu thô (WTI) của Mỹ ở mức 71,14 USD/thùng, tăng 1,35 USD, tương đương 1,9%, so với mức đóng cửa ngày thứ Hai.
Tomomichi Akuta, nhà kinh tế cấp cao tại Mitsubishi UFJ Research and Consulting, cho biết: “Giá dầu lại chịu áp lực do những lo ngại kéo dài về sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu và việc tăng lãi suất ở Mỹ và châu Âu.
Ông cho biết thêm: “Thị trường tập trung vào các chỉ số kinh tế ở Trung Quốc và chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương,” đồng thời dự đoán dầu Brent sẽ giao dịch quanh mức 75 USD/thùng.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, hôm thứ Hai cho biết họ sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng mỗi ngày (bpd) cho đến tháng 8, trong khi Nga và Algeria tình nguyện giảm mức sản lượng và xuất khẩu trong tháng 8 xuống 500.000 thùng/ngày và 20.000 thùng/ngày tương ứng.
Động thái này chỉ nâng đỡ thị trường trong một thời gian ngắn. Quyết định mới nhất của Saudi và Nga có thể được coi là một tín hiệu tác động tới giảm giá dầu, quan điểm lạc quan về tăng trưởng nhu cầu đang chững lại.
OPEC+, một nhóm bao gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước sản xuất lớn bao gồm Nga, nơi cung cấp khoảng 40% lượng dầu thô của thế giới, đã cắt giảm sản lượng dầu kể từ tháng 11 do giá giảm.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn lo ngại về nhu cầu dầu sau khi các cuộc khảo sát kinh doanh cho thấy hoạt động của các nhà máy toàn cầu sụt giảm.
Các nhà giao dịch đang chờ đợi tín hiệu nhu cầu từ dữ liệu ngành về tồn kho sản phẩm và dầu thô của Mỹ từ Viện Dầu khí Mỹ vào cuối ngày thứ Tư và dữ liệu của chính phủ vào thứ Năm.
Tồn trữ dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ giảm khoảng 1,8 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 30 tháng 6, đánh dấu tuần giảm thứ ba liên tiếp, theo các nhà phân tích.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm vào thứ Tư (5/7) do sản lượng cao hơn làm lấn át thông tin về dự báo về thời tiết nóng hơn bình thường.
Khí đốt kỳ hạn giao tháng 8 trên Sàn giao dịch hàng hóa New York giao dịch giảm 5,2 US cent, tương đương 1,9%, xuống mức 2,657 USD/mmBTU.
John Abeln, nhà phân tích của nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv, cho biết: “Xét về các yếu tố có thể khiến thị trường đi theo hướng giảm giá, sản lượng gần đây khá cao”.
Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt trung bình ở 48 tiểu bang của Mỹ là 101,9 bcfd cho đến nay trong tháng 7, so với 100,9 bcfd trong tháng 6 và mức kỷ lục 102,5 bcfd trong tháng 5. Tuần trước, sản lượng đứng ở mức 100,6 bcfd.
Tại Texas, việc sử dụng điện vẫn ở mức cao và đạt mức kỷ lục vào tuần trước khi một đợt nắng nóng tiếp tục.
Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv nhận thấy nhu cầu khí đốt tự nhiên từ các nhà máy điện của Mỹ tăng vọt lên 45,6 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tuần này, so với 40,6 bcfd của tuần trước.
Các công ty năng lượng của Mỹ trong tuần này đã cắt giảm số lượng giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên hoạt động trong tuần thứ 9 liên tiếp, lần đầu tiên kể từ tháng 7 năm 2020, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co (BKR.O) cho biết trong báo cáo được theo sát chặt chẽ vào tuần trước.
Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 103,7 bcfd trong tuần này lên 104,2 bcfd vào tuần tới khi thời tiết trở nên nóng hơn.
Theo dữ liệu sơ bộ từ Refinitiv, xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ đã giảm 10% trong tháng 6 xuống còn 6,82 triệu tấn (MT), từ 7,58 tấn của tháng trước, do việc bảo trì nhà máy hạn chế sản lượng và nhu cầu của châu Âu giảm.

Nguồn:VITIC/Reuter