Dầu thô Brent tăng 1,16 USD, tương đương 1,8%, lên 66,34 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 21/5 là 64,60 USD trước đó trong phiên.
Giá dầu thô Mỹ (WTI) giao tháng 10 tăng 1,07 USD, tương đương 1,7%, lên 63,21 USD/thùng, phục hồi từ 61,74 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 21/5.
Cả hai loại dầu đều giảm mạnh trong tuần trước. Dầu Brent giảm khoảng 8% và WTI giảm khoảng 9% - khi các thị trường chuẩn bị cho nhu cầu nhiên liệu suy yếu trên toàn thế giới do các ca nhiễm gia tăng.
Nhiều quốc gia trên toàn thế giới đang ứng phó với tỷ lệ nhiễm virus corona gia tăng, do biến thể Delta có khả năng lây truyền cao gây ra, bằng cách gia hạn thời gian áp dụng các biện pháp hạn chế
Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã áp đặt các hạn chế mới đang ảnh hưởng đến vận chuyển và chuỗi cung ứng toàn cầu. Mỹ và Trung Quốc cũng đã áp đặt các hạn chế về các chuyến bay.
Một số công ty Mỹ đã trì hoãn kế hoạch quay trở lại văn phòng. Apple Inc AAPL.O, công ty lớn nhất của Mỹ tính theo giá trị thị trường, đang trì hoãn việc đưa nhân viên của mình trở lại cho đến đầu năm 2022, Bloomberg đưa tin.
Đồng USD Mỹ đạt mức cao nhất trong 9 tháng do có dấu hiệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang xem xét giảm kích thích trong năm nay. Đồng USD mạnh lên, khiến dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các đồng tiền khác.
Công ty dịch vụ Baker Hughes cho biết sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên 11,4 triệu thùng/ngày trong tuần gần đây nhất và các công ty khoan đã bổ sung thêm giàn khoan trong tuần thứ ba liên tiếp.
Cùng với đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC+) đang dần tăng cường nguồn cung vốn bị cắt giảm trong giai đoạn đầu của đại dịch.
Francisco Blanch, chiến lược gia hàng hóa & phái sinh của Ngân hàng Mỹ, cho biết: “Thị trường dầu đã nhanh chóng nhận thấy rằng biến thể Delta đang là một vấn đề ngày càng gia tăng và là trở ngại tiềm tàng đối với sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu.
Nguồn:VITIC/Reuters