Giá dầu thô của Mỹ tăng 90 cent, tương đương 1%, lên 92,38 USD/thùng, dưới mức cao nhất trong 10 tháng đạt được vào thứ Hai, trong khi giá dầu thô Brent tăng 27 cent, tương đương 0,3%, lên 94,70 USD/thùng.
Giá đã tăng trong ba tuần liên tiếp.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết hôm thứ Hai rằng sản lượng dầu của Mỹ từ các khu vực sản xuất đá phiến hàng đầu đang trên đà giảm xuống 9,393 triệu thùng/ngày (bpd) trong tháng 10, mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2023.
Những ước tính đó được đưa ra sau khi Saudi Arabia và Nga trong tháng này gia hạn tổng cắt giảm nguồn cung 1,3 triệu thùng/ngày (bpd) cho đến cuối năm nay.
Trong một lưu ý, các nhà phân tích của ngân hàng ANZ cho biết việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia và Nga có thể đẩy thị trường vào tình trạng thâm hụt 2 triệu thùng mỗi ngày trong quý IV/2023, và việc lượng hàng dự trữ giảm sau đó có thể khiến thị trường phải đối mặt với nguy cơ giá tăng thêm vào năm 2024.
Edward Moya, nhà phân tích tại công ty tài chính OANDA, cho biết giá dầu có thể dễ dàng chạm mức trên 90 USD/thùng, điều đó có nghĩa là sự chú ý của thị trường có thể chuyển sang triển vọng nhu cầu từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
ANZ cho biết tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến đạt 2,1 triệu thùng/ngày, phù hợp với dự báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và OPEC.
Nguồn cung dầu mỏ thế giới:
Theo số liệu sơ bộ của OPEC, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 8/2023 không đổi so với tháng trước, đạt trung bình 100,7 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC trong tháng 8/2023 tăng 113 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 27,45 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu tại Iran, Iraq và Negeria, trong khi sản lượng giảm tại Saudi Arabia, Angola và Venezuela.
Nguồn cung của khu vực ngoài OPEC
Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC (gồm NGL của OPEC) tháng 8/2023 giảm 0,1 triệu thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt 73,3 triệu thùng/ngày, tăng 2,3 triệu thùng/ngày so với cùng tháng năm trước.
Mỹ: Sản lượng dầu mỏ của Mỹ năm 2023 dự báo tăng 1,2 triệu thùng/ngày so với năm 2022, đạt mức trung bình 20,5 triệu thùng/ngày, tăng 63 nghìn thùng/ngày so với dự báo tháng trước. Sản lượng dầu thô dự báo tăng 0,7 triệu thùng/ngày, đạt 8,6 triệu thùng/ngày.
Nga: Sản lượng dầu mỏ của Nga trong tháng 7/2023 giảm 30 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 10,8 triệu thùng/ngày (bao gồm 9,5 triệu thùng thùng/ngày sản lượng dầu thô và 1,2 triệu thùng/ngày khí NGL).
Không chỉ hạn chế sản lượng, Nga cũng cam kết giảm xuất khẩu 500.000 thùng/ngày trong tháng 8/2023 và sẽ giảm xuống 300.000 thùng/ngày vào tháng 9/2023.
Năm 2023, sản lượng dầu mỏ dự báo giảm 0,6 triệu thùng/ngày xuống mức 10,5 triệu thùng/ngày, điều chỉnh tăng 70 nghìn thùng/ngày so với báo cáo tháng trước.
Na Uy: Sản lượng dầu mỏ của Na Uy trong tháng 7/2023 tăng 20 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt mức 2,0 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô của NaUy trong tháng 7/2023 tăng 10 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,8 triệu thùng/ngày. Sản lượng NGL và khí ngưng tụ tăng 10 nghìn thùng/ngày, đạt 0,2 triệu thùng/ngày.
Năm 2023, sản lượng dầu mỏ dự báo sẽ tăng 0,2 triệu thùng/ngày, đạt 2,1 triệu thùng/ngày, với việc triển khai giai đoạn 2 của mỏ dầu lớn Johan Sverdrup sẽ là nguồn tăng sản lượng chính.
Brazil: Sản lượng dầu thô của Brazil trong tháng 7/2023 tăng 146 nghìn thùng/ngày, đạt trung bình 3,5 triệu thùng/ngày.
Tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của Brazil gồm cả nhiên liệu sinh học trong tháng 7/2023 tăng 149 nghìn thùng/ngày, đạt 4,3 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2023, nguồn cung nhiên liệu lỏng bao gồm cả nhiên liệu sinh học dự báo tăng 0,3 triệu thùng/ngày, đạt mức trung bình 4,0 triệu thùng/ngày, điều chỉnh tăng 40 nghìn thùng/ngày so với dự báo tháng trước.
Trung Quốc: Sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc trong tháng 7/2023 giảm 187 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 4,5 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô trong tháng 7/2023 giảm 187 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 4,1 triệu thùng/ngày. Trung Quốc đặt ra kế hoạch 5 năm (2021-2025) duy trì sản lượng dầu mỏ trên 4 triệu thùng/ngày. Trong năm 2023 dự báo sản lượng dầu mỏ ở mức trung bình 4,6 triệu thùng/ngày.
Canada: Sản lượng dầu mỏ của Canada trong tháng 7/2023 tăng 737 nghìn thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt trung bình 5,7 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô truyền thống trong tháng 7/2023 đạt 1,3 triệu thùng/ngày, giảm 12 nghìn thùng/ngày so với tháng trước.
Trong năm 2023 nguồn cung dầu dự báo sẽ tăng 50 nghìn thùng/ngày lên mức trung bình 5,7 triệu thùng/ngày, giảm 25 nghìn thùng/ngày so với báo cáo trước.
Sản lượng dầu mỏ khu vực ngoài OPEC năm 2023 dự kiến đạt 67,3 triệu thùng/ngày, tăng 1,5 triệu thùng/ngày so với năm 2022. Những nước đóng góp vào tăng trưởng nguồn cung trong năm 2023 là Mỹ, Brazil, Canada, Nauy và Trung Quốc trong khi sản lượng dầu dự kiến giảm chủ yếu ở Nga.
Nguồn:VITIC/Reuter