menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu thế giới tăng mạnh lên mức cao nhất trong 7 năm

12:21 02/03/2022

Giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong bảy năm vào thứ Tư (2/3) do lo ngại gián đoạn nguồn cung, trong bối cảnh khi các thương nhân tìm kiếm các nguồn dầu thay thế trong thị trường eo hẹp.
 
Dầu thô Brent giao sau tăng 5,30 USD, tương đương 5%, lên 110,23 USD/thùng, mức cao nhất kể từ cuối vào tháng 7 năm 2014.
Giá dầu thô Mỹ (WTI) tăng 5,02 USD, tương đương 4,8%, lên 108,41 USD, sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2013.
Nhà kinh tế Justin Smirk của Westpac cho biết: “Sự gián đoạn thương mại đang bắt đầu thu hút sự chú ý".
Xuất khẩu dầu của Nga chiếm khoảng 8% nguồn cung toàn cầu.
Các nguồn tin thương mại cho biết, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu Saudi Arabia có thể sẽ tăng mạnh giá dầu thô ở châu Á trong tháng 4, với mức chênh lệch đối với hầu hết các loại đạt mức cao khi nguồn cung toàn cầu thắt chặt do các vấn đề về tài chính và vận chuyển.
Việc phối hợp giải phóng 60 triệu thùng dầu của các nước thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã đồng ý vào hôm thứ Ba, đóng vai trò quan trọng đối với đà tăng của thị trường, nhưng các nhà phân tích cho rằng điều đó sẽ chỉ giúp giảm tạm thời về nguồn cung.
Các kho dự trữ dầu thương mại đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2014, IEA cho biết.
Trong bối cảnh đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, Nga và các đồng minh, cùng được gọi là OPEC+, sẽ nhóm họp vào thứ Tư, nơi họ dự kiến sẽ bám vào kế hoạch cung cấp thêm 400.000 thùng mỗi ngày mỗi tháng.
Khẳng định sự thắt chặt của thị trường, dữ liệu mới nhất từ nhóm công nghiệp của Viện Dầu mỏ Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 6,1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 25 tháng 2.

Giá khí tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng 4%

Giá khí tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng 4% vào thứ Ba, do giá dầu và khí đốt toàn cầu tăng cao khi xung đột Nga-Ukraine leo thang, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung năng lượng.

Trong vài tháng qua, thị trường khí đốt của Mỹ đã tác động vào thời tiết và cung cầu trong nước hơn là những gì đang xảy ra ở châu Âu, nơi giá khí đốt tăng 24% vào thứ Ba.

Mỹ- nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới, đã làm việc với các quốc gia khác để đảm bảo rằng nguồn cung cấp khí đốt (LNG), sẽ tiếp tục sang châu Âu. Nga, nhà sản xuất khí đốt lớn thứ hai thế giới, thường cung cấp khoảng 30% đến 40% lượng khí đốt của châu Âu, đạt tổng cộng khoảng 16,3 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) vào năm 2021.

Giá khí đốt giao sau tăng 17,1 cent, tương đương 3,9%, lên mức 4,573 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 23/2.

Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt trung bình ở 48 tiểu bang của Mỹ giảm từ mức kỷ lục 96,2 bcfd trong tháng 12 xuống 93,2 bcfd vào tháng 1, 92,5 bcfd vào tháng 2 và 92,2 bcfd sơ bộ cho đến nay vào tháng 3, do thời tiết lạnh giá đóng băng các giếng dầu và khí đốt ở một số vùng sản xuất đầu năm.

Với thời tiết ấm hơn sắp tới, Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm từ 121,9 bcfd trong tuần này xuống 108,5 bcfd vào tuần tới.

Lượng khí đốt đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Mỹ đã giảm từ mức kỷ lục 12,44 bcfd trong tháng Giêng xuống 12,43 bcfd vào tháng Hai và 11,83 bcfd sơ bộ cho đến nay vào tháng Ba.

Các nhà giao dịch cho biết nhu cầu đối với LNG của Mỹ sẽ duy trì ở mức hoặc gần mức kỷ lục, khi các công ty trên khắp thế giới cạnh tranh hàng hóa để đáp ứng nhu cầu gia tăng ở châu Á và bổ sung hàng tồn kho thấp ở châu Âu.

Nguồn:VITIC/Reuters