menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu thế giới tăng nhẹ vào phiên sáng 9/11

09:07 09/11/2022

Giá dầu thế giới tăng nhẹ vào đầu phiên giao dịch sáng thứ tư (9/11), sau khi giảm 3% trong phiên trước đó, do lo ngại về nhu cầu giảm từ nhà nhập khẩu dầu hàng đầu Trung Quốc khi dịch COVID-19 phục hồi.
 
Dầu thô Brent giao sau tăng 2 US cent lên 95,38 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI) giảm 4 cent xuống 88,87 USD/thùng.
Tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng khoảng 5,6 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 4 tháng 11, theo các nguồn thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ.
Dữ liệu của API cho thấy tồn kho xăng tăng khoảng 2,6 triệu thùng, so với dự báo của các nhà phân tích là giảm 1,1 triệu thùng.
Thị trường sẽ chờ đợi dữ liệu tồn kho chính thức của Hoa Kỳ từ Cơ quan Thông tin Năng lượng.
Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết, giới đầu tư sẽ theo dõi sát sao dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ, dự kiến công bố trong tuần này, để định hướng giao dịch.
Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ giảm khoảng 12% vào thứ Ba (8/11) do dự báo thời tiết bớt lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm thấp hơn đến cuối tháng 11 so với dự kiến trước đó.
Giá khí đốt giảm 80,6 cent, tương đương 11,6%, xuống mức 6.138 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu).
Xuất khẩu dầu diesel của Trung Quốc đã tăng trong tháng 9 sau khi giảm trong những tháng trước đó, theo dữ liệu từ cơ quan hải quan.
Xuất khẩu đã tăng lên 1,73 triệu tấn (430.000 thùng/ngày) trong tháng 9, tăng từ mức trung bình 460.000 tấn/tháng (114.000 thùng/ngày) trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022.
Khối lượng phục hồi bằng mức trung bình 1,72 triệu tấn mỗi tháng từ năm 2018 đến nửa đầu năm 2021, trước khi chính phủ bắt đầu hạn chế (theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan).
Xuất khẩu tăng sẽ bổ sung nguồn cung trong bối cảnh thiếu hụt dầu diesel toàn cầu.
Trung Quốc hạn chế vận chuyển dầu diesel, xăng, nhiên liệu máy bay và các sản phẩm dầu mỏ khác ra nước ngoài thông qua hệ thống hạn ngạch do Bộ Thương mại quản lý.
Chiến lược công nghiệp của chính phủ tập trung vào việc tăng cường xuất khẩu các sản phẩm công nghệ có giá trị cao trong khi giảm thiểu xuất khẩu các mặt hàng sử dụng nhiều năng lượng có ít giá trị gia tăng trong nước.
Vì quá trình lọc dầu rất tiêu tốn năng lượng và là một nguồn phát thải carbon dioxide đáng kể, chính phủ đã không khuyến khích xuất khẩu nhiên liệu vận tải cơ bản để giảm sử dụng năng lượng trong nước và đáp ứng các mục tiêu phát thải.
Hệ thống hạn ngạch cũng ưu tiên người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước, đảm bảo nguồn cung và hàng tồn kho.
Nếu xuất khẩu tăng 300.000 thùng/ngày như tháng 9, thì con số đó sẽ đáp ứng khoảng 1% mức tiêu thụ toàn cầu ước tính khoảng 27 triệu thùng/ngày vào năm 2021.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã phục hồi trong tháng 10, nhập khẩu 10,16 triệu thùng/ngày (bpd) trong tháng 10, cao nhất kể từ tháng 5 và tăng 14% so với cùng tháng năm 2021, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc.
Trung Quốc tăng cường nhập khẩu nhập khẩu dầu thô để bổ sung kho dự trữ hoạt động cho hai nhà máy lọc dầu mới, giá dầu thấp hơn so với các tháng trước, hạn ngạch nhập khẩu nhiều hơn cho các nhà máy lọc dầu độc lập và liên tục thúc đẩy xuất khẩu nhiên liệu tinh chế.
Lượng dầu thô bổ sung này có thể đã được đảm bảo trong khoảng thời gian vài tháng, nhưng vẫn làm tăng thêm lượng nhập khẩu gia tăng của Trung Quốc trong những tháng gần đây.
Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc cũng có thể đã tăng cường nhập khẩu vào tháng 10 do giá dầu thô giảm.
Dầu Brent giảm từ mức cao 110,67 USD/thùng vào ngày 29/7 xuống mức thấp nhất là 83,65 USD vào ngày 26/9 và từ đó có xu hướng tăng.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và thường là nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc, cũng hạ giá bán chính thức (OSP) cho các lô hàng vận chuyển trong tháng 10, điều này có thể khuyến khích các nhà máy lọc dầu mua thêm dầu.
Nhập khẩu dầu thô cũng được tăng cường nhờ việc cấp thêm hạn ngạch cho các nhà máy lọc dầu độc lập, trong đó Zhejiang Petrochemical Corp được cấp 10 triệu tấn, tương đương khoảng 73 triệu thùng, và ChemChina nhận được khoảng 32 triệu thùng.
Hạn ngạch bổ sung có thể sẽ thúc đẩy nhập khẩu trong quý IV khi các nhà máy lọc dầu tăng cường mua hàng để sử dụng đầy đủ lượng phân bổ của họ.
Xuất khẩu gia tăng các sản phẩm tinh chế cũng đóng vai trò thúc đẩy nhập khẩu dầu thô, với 4,46 triệu tấn nhiên liệu được vận chuyển trong tháng 10.
Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 1,15 triệu thùng/ngày trong tháng 10. Con số này giảm so với mức 1,5 triệu thùng/ngày của tháng 9 và 1,23 triệu thùng/ngày của tháng 8, nhưng đáng chú ý là ba tháng qua là mức mạnh nhất kể từ tháng 7 năm ngoái.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm 4%
Hợp đồng khí đốt tự nhiên của Mỹ (LNG) giảm khoảng 4% xuống mức thấp nhất trong một tuần vào thứ Tư (9/11) do dự báo thời tiết ít lạnh hơn vào cuối tháng 11.
Theo dữ liệu của Refinitiv, một số tàu đang chờ lấy LNG từ Freeport. Prism Brilliance, Prism Diversity và Prism Courage đã ở ngoài khơi nhà máy, trong khi LNG Rosenrot và Prism Agility dự kiến sẽ đến vào cuối tháng 11.
Hợp đồng LNG giảm 22,4 cent, tương đương 3,7%, xuống 5,914 USD/mmBtu, đưa hợp đồng về mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 1 tháng 11.
Nhìn chung, giá khí đốt kỳ hạn tăng khoảng 58% từ đầu năm đến nay do giá khí đốt toàn cầu cao và do nguồn cung bị gián đoạn.
Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt trung bình ở 48 tiểu bang của Mỹ đã giảm xuống 98,5 bcfd cho đến nay trong tháng 11, giảm từ mức kỷ lục 99,4 bcfd trong tháng 10.
Với thời tiết lạnh hơn nhiều sắp tới, Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 98,6 bcfd trong tuần này lên 121,4 bcfd vào tuần tới. Lượng khí trung bình chảy đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Mỹ đã tăng lên 11,6 bcfd cho đến nay trong tháng 11, tăng từ 11,3 bcfd trong tháng 10.
 

Nguồn:VITIC/Reuter