menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu thế giới tăng sau khi OPEC+ duy trì cắt giảm sản lượng

15:25 02/02/2024

Giá dầu thế giới tăng vào phiên thứ Sáu (2/2) sau quyết định của OPEC+ về việc giữ nguyên chính sách sản lượng dầu, tuy nhiên giá dầu đang hướng tới mức giảm trong tuần.
 
Vào phiêu chiều thứ sáu (2/2), dầu thô Brent tăng 44 cent, tương đương 0,6%, lên 79,14 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Mỹ tăng 36 cent, tương đương 0,5%, lên 74,18 USD/thùng.
Nguồn tin của OPEC+ cho biết nhóm này đã giữ nguyên chính sách sản lượng dầu của mình và sẽ quyết định vào tháng 3 xem có nên gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện trong quý đầu 1/2024 hay không.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga dẫn đầu, được gọi là OPEC+, đã cắt giảm sản lượng 2,2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) trong quý 1/2024, như đã công bố vào tháng 11.
Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết trong một lưu ý hôm thứ Sáu rằng việc cắt giảm sản lượng sẽ khiến nguồn cung thắt chặt trong quý đầu tiên, với mức tăng sản lượng ngoài OPEC.
Trước đó, ngày 31/1, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách lần thứ 4 liên tiếp. Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện vào khoảng 5,25-5,5% và nhận xét của Chủ tịch Jerome Powell cho biết lãi suất đã đạt đỉnh và sẽ giảm xuống trong những tháng tới.
Lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí vay tiêu dùng, điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu có xu hướng giảm khoảng 5% hàng tuần.
Sachdeva cho biết, các tàu chở dầu của Nga cũng tiếp tục đi qua Biển Đỏ, phần lớn không bị gián đoạn.
Nguồn cung dầu
Nguồn cung dầu của các nước ngoài OPEC năm 2023 tăng 1,7 triệu thùng/ngày so với năm 2022, đạt 67,5 triệu thùng/ngày. Dự báo nguồn cung dầu năm 2024 đạt 70,4 triệu thùng/ngày, tăng 1,34 triệu thùng/ngày so với năm 2023.
Mỹ: Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết các kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 9,2 triệu thùng trong tuần 2 của tháng 1/2024. Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất của năm tháng là 12,3 thùng/ngày, sau khi các giếng dầu đóng băng trong băng tuyết từ Bắc Cực tràn xuống. Có thể mất một tháng để sản lượng phục hồi, do thời tiết khắc nghiệt.
Trong năm 2023, sản lượng dầu của Mỹ đạt mức bình quân cao kỷ lục 12,9 triệu thùng/ngày và dự báo năm 2024 ở mức 13,1 triệu thùng/ngày.
Mexico: Sản lượng dầu thô của Mexico trong năm 2023 đạt trung bình 1,6 triệu thùng/ngày.
Bắt đầu từ năm 2024, Mexico dự kiến giảm 70% lượng dầu thô xuất khẩu, từ đó chuyển lượng dầu này cung cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước nhằm tiến tới việc tự chủ nguồn cung xăng dầu thành phẩm vào cuối năm 2024.
Thông báo của Bộ Năng lượng Mexico cho biết theo kế hoạch, bắt đầu từ tháng 1/2024, Mexico sẽ giảm lượng dầu khô xuất khẩu từ con số hiện tại là 1 triệu thùng/ngày xuống còn 300.000 thùng/ngày. Toàn bộ lượng dầu thô khoảng 700.000 thùng/ngày dừng xuất khẩu sẽ được chuyển đến các nhà máy lọc dầu trong nước nhằm tiến tới việc tự chủ nguồn cung xăng dầu vào cuối năm 2024. Hiện tại, Mexico cũng đang tăng tốc cải tạo các nhà máy lọc dầu hiện có, đồng thời hoàn thiện các nhà máy mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Trên thực tế, nền kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latinh hiện đang xuất khẩu mộtlượng lớn dầu thô trong khi vẫn phải nhập khẩu xăng dầu thành phẩm để tiêu thụ nội địa.
Mexico cũng đã đầu tư một khoản ngân sách khổng lồ vào việc cải tạo 6 nhà máy lọc dầu, mua lại liên doanh lọc dầu Deer Park từ đối tác Mỹ và xây mới tổ hợp lọc dầu Dos Bocas. Sau khi toàn bộ chuỗi nhà máy này đi vào hoạt động, Mexico có thể đáp ứng tới 95% nhu cầu xăng dầu trong nước vào năm 2024.
Trung Quốc: Mặc dù Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới nhưng nước này cũng là nước sản xuất dầu thô lớn thứ sáu thế giới trong năm 2023, với khoản đầu tư lớn giúp đảo ngược sự sụt giảm đáng kể giữa năm 2015 và 2018. Sản lượng dầu thô của Trung Quốc ở mức khoảng 4,18 triệu thùng/ngày trong năm 2023.
Trong năm 2024, sản lượng dầu thô của Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì ổn định so với năm trước và dự báo đạt trung bình 4,6 triệu thùng/ngày.
Nhu cầu
Theo OPEC, tăng trưởng nhu cầu dầu thô trên thế giới năm 2024 tăng thêm 2,2 triệu thùng/ngày so với năm 2023, lên trung bình 104,4 triệu thùng/ngày, với mức tăng trưởng của OECD khoảng 0,26 triệu thùng/ngày và các nước không thuộc OECD khoảng 2,0 triệu thùng/ngày. Trong quý I/2024, nhu cầu dầu dự báo tăng gần 2,0 triệu thùng/ngày.
Trung Quốc: Nhu cầu dầu thô của Trung Quốc năm 2023 ở mức 16,09 triệu thùng/ngày, tăng 1,14 triệu thùng/ngày so với năm 2022.
Số liệu từ Hải quan Trung Quốc cho thấy, năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu gần 564 triệu tấn dầu thô, cao nhất từ trước đến nay, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước đó. Trung bình Trung Quốc nhập 11,28 triệu thùng/ngày.
Nga trở thành nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Trung Quốc. Mỗi ngày, Trung Quốc nhập khẩu từ Nga gần 2,2 triệu thùng.
Nhiều nhà kinh tế học tiếp tục dự báo, năm 2024, Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu dầu do nền kinh tế phục hồi, nhu cầu đi lại tăng cao, nhu cầu nhiên liệu máy bay và các sản phẩm ngành hóa dầu dùng trong sản xuất thiết bị cho pin mặt trời và xe điện.
Trong năm 2024, mặc dù đà tăng trưởng GDP của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm so với năm 2023, nhu cầu dầu dự kiến sẽ được hỗ trợ bởi hoạt động bền vững của ngành dịch vụ, sự phục hồi trong hoạt động sản xuất của ngành hóa dầu. Hơn nữa, du lịch hàng không quốc tế dự kiến sẽ tăng.
Ấn Độ: Nhu cầu dầu thô của Ấn Độ trong năm 2023 ở mức 5,3 triệu thùng/ngày, tăng 0,23 triệu thùng/ngày so với năm 2022.
Dự báo trong năm 2024, hoạt động sản xuất diễn ra mạnh, trong bối cảnh Ấn Độ đề xuất tăng chi tiêu vốn cho xây dựng của chính phủ dự kiến sẽ hỗ trợ nhu cầu dầu của Ấn Độ trong quý 1 năm 24. Trong quý 1/2024, nhu cầu dầu dự đoán sẽ tăng ở mức 227 nghìn thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2022. Sản phẩm chưng cất được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng nhu cầu dầu, được hỗ trợ bởi các hoạt động khai thác, xây dựng và sản xuất. Ngoài ra, hàng năm các lễ hội truyền thống và dòng khách du lịch dự kiến sẽ hỗ trợ hoạt động vận tải và thúc đẩy nhu cầu xăng và máy bay.
Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Ngày 18/1, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu sẽ giảm một nửa trong năm 2024, chủ yếu do những quy định ngày càng nghiêm ngặt về vấn đề sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cũng như sự gia tăng sử dụng các phương tiện chạy bằng điện. Mức tiêu thụ dầu mỏ sẽ giảm từ 2,3 triệu thùng/ngày vào năm 2023 xuống còn 1,2 triệu thùng/ngày vào năm 2024. Nhu cầu dầu mỏ đã giảm mạnh ngay từ quý 4/2023.
Những khó khăn chung về kinh tế, cùng với các chính sách chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo mà nhiều nước đang thúc đẩy là hai trong số những lý do chính dẫn đến sự sụt giảm về nhu cầu. IEA cho biết việc sử dụng năng lượng tái tạo trong năm 2023 đã tăng thêm 50% so với năm 2022, đồng thời kêu gọi các nước cần đầu tư và sử dụng nhiều hơn nữa loại năng lượng này, góp phần trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
IEA cho rằng nhu cầu dầu mỏ sụt giảm kể từ cuối năm 2023 cho thấy
nhu cầu du lịch của người dân Trung Quốc sau đại dịch đã giảm xuống. Tuy nhiên, IEA nhận định nguồn cung dầu mỏ trên thế giới sẽ tiếp tục tăng do sản lượng khai thác kỷ lục của các nước như Mỹ, Brazil, Guyana và Canada.
Dự báo của OPEC: Tâm lý trên thị trường đang được củng cố khi OPEC tiếp tục giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu năm 2024 sẽ tăng thêm 2,2 triệu thùng/ngày, lên mức 104,36 triệu thùng/ngày. Động lực tăng trưởng chính đến từ các nền kinh tế không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) với mức tăng trưởng lên đến gần 2 triệu thùng/ngày.
Đồng thời, OPEC dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu tiếp tục tăng thêm 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2025 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và hoạt động kinh tế vững chắc ở Trung Quốc. OPEC nhận định mặt bằng lãi suất trên toàn cầu sẽ đạt đỉnh trong nửa đầu năm nay, sau đó sẽ bắt đầu được điều chỉnh giảm, giúp thúc đẩy đà tăng trưởng của các nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, OPEC đã điều chỉnh giảm dự báo nhu cầu dầu thô trong quý 1/2024, giảm 0,27 triệu thùng/ngày so với dự báo gần nhất, chủ yếu do nhu cầu của Trung Quốc yếu hơn kỳ vọng.
OPEC hiện dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ, Eurozone, và Trung Quốc trong năm nay lần lượt ở mức 1%, 0,5%, và 4,8%.
Nhìn chung, OPEC đánh giá nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của thế giới có phần chậm lại trong giai đoạn đầu năm 2024, điều này có thể gây ra áp lực cho giá dầu. Tuy nhiên, OPEC vẫn cho rằng thị trường sẽ thiếu hụt nhẹ trong quý đầu năm 2024, khi OPEC tiến hành cắt giảm sản lượng tự nguyện.
OPEC dự báo, thị trường sẽ cần khoảng 27,91 triệu thùng dầu/ngày từ nhóm OPEC trong quý 1/2024. Trong khi nguồn cung tháng 12/2023 của OPEC đang là 26,70 triệu thùng/ngày. Trong tháng 1/2024, các quốc gia thành viên OPEC sẽ tự nguyện cắt giảm sản lượng thêm khoảng 0,9 triệu thùng/ngày. Do đó, ước tính thị trường sẽ thiếu hụt từ 1,21 - 2,1 triệu thùng/ngày trong quý 1/2024.
 

Nguồn:VITIC/Reuter