menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu thế giới tuần kết thúc 25/9: Giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng

08:57 26/09/2022

Giá dầu giảm khoảng 5% xuống mức thấp nhất 8 tháng vào thứ Sáu, khi lo ngại lãi suất tăng sẽ đẩy các nền kinh tế lớn vào suy thoái, cắt giảm nhu cầu về dầu mỏ.
 
Giá dầu Brent giao sau giảm 4,31 USD, tương đương 4,8% xuống 86,15 USD/ thùng, giảm khoảng 6% trong tuần. Dầu thô Mỹ (WTI) của Mỹ giảm 4,75 USD, tương đương 5,7%, xuống 78,74 USD, giảm khoảng 7% trong tuần.
Đây là tuần giảm thứ tư liên tiếp đối với cả hai loại dầu. Với dầu WTI thấp nhất kể từ ngày 10 tháng 1 và Brent ở mức thấp nhất kể từ ngày 14 tháng 1.
Giá xăng RBc1 và dầu diesel kỳ hạn của Mỹ cũng giảm hơn 5%.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản vào thứ Tư. Các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng theo đó với các đợt tăng lãi suất, làm tăng nguy cơ suy giảm kinh tế.
Đồng USD đóng cửa cao nhất so với rổ tiền tệ khác kể từ tháng 5 năm 2002. Đồng USD mạnh khiến dầu trở nên đắt hơn đối với những người mua các loại tiền tệ khác.
Về phía nguồn cung, các nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 đã bị đình trệ, làm giảm bớt kỳ vọng về sự phục hồi xuất khẩu dầu thô của Iran.
Trung Quốc: Nhu cầu dầu tại Trung Quốc vẫn chưa phục hồi do áp dụng các biện pháp hạn chế do Covid-19, giảm 0,2 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2022, sau khi giảm 30 nghìn thùng/ngày trong tháng 6/2022 so với cùng kỳ năm trước, cải thiện so với mức giảm 0,3 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2022, giảm 0,75 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2022, sau khi tăng nhẹ 0,1 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2022 và tăng trưởng mạnh 0,5 triệu thùng/ngày trong tháng 02/2022 và 0,8 triệu thùng/ngày trong tháng 01/2022.
Nhu cầu Naphtha tăng 90 nghìn thùng/ngày so với năm trước do nhu cầu của ngành công nghiệp hóa dầu tăng.
Nhu cầu xăng dầu giảm 0,4 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2022, từ mức giảm 0,3 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước, mặc dù doanh số bán xe ở Trung Quốc đã tăng 23% trong tháng 7. Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tiếp tục chậm lại do hạn chế của đại dịch. Vận tải hàng không giảm 21% trong tháng 7/2022.
Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, nhập 9,5 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2022, tăng so với 8,79 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2022 vẫn giảm so với 10,49 triệu thùng/ngày so với tháng 8/2021. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu dầu thô đạt trung bình 9,92 triệu thùng/ngày, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, do áp dụng các biện pháp hạn chế dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu nhiên liệu. Tình trạng ngừng hoạt động tại các nhà máy lọc dầu do tỷ suất lợi nhuận giảm đã hạn chế mua vào.
Các ca nhiễm Covid-19 gia tăng tại một số thành phố lớn của Trung sẽ tác động tới nhu cầu dầu mỏ Trung Quốc năm 2022. Dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2022 chỉ tăng 0,4 triệu thùng/ngày, từ mức tăng 1,0 triệu thùng/ngày trong năm 2021.
Ấn Độ: Nhu cầu dầu của Ấn Độ giảm chỉ tăng nhẹ tháng 7/2022, do sự suy giảm trong lĩnh vực xây dựng và nông nghiệp bởi ảnh hưởng thời tiết.
Trong năm 2021, nhu cầu dầu của Ấn Độ phục hồi đáng kể, gần mức đạt được trước đại dịch vào năm 2019, được hỗ trợ bởi nền kinh tế vĩ mô ổn định, mặc dù những lo ngại về lạm phát đang được chính phủ giải quyết. Trong năm 2022, với dự kiến tăng trưởng kinh tế 7,1% và sẽ nhanh chóng ngăn chặn được biến thể Omicron Covid-19, nhu cầu dầu dự kiến sẽ phục hồi. Lưu lượng giao thông đã tăng trở lại, nhu cầu xăng và dầu diesel sẽ tăng dựa trên triển vọng kinh tế tiếp tục phát triển và nhu cầu về nhiên liệu vận tải. Lĩnh vực công nghiệp phát triển sẽ hỗ trợ cho nhu cầu dầu diesel, LPG và naphtha. Các lễ hội hàng năm trong quý IV/2022 sẽ thúc đẩy nhu cầu xăng dầu.
OECD Châu Âu: Tiêu thụ xăng trong khu vực giảm 0,2 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2022 so với cùng kỳ năm trước, do lưu lượng giao thông giảm.
Dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô của OECD châu Âu, bao gồm cả sản xuất công nghiệp sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2022. Do đó nhu cầu dầu mỏ dự đoán sẽ tăng được hỗ trợ bởi lĩnh vực giao thông vận tải và nhiên liệu công nghiệp.
Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Trong báo cáo hằng tháng công bố IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu biến động theo hướng tiêu cực.
Dự báo của OPEC: Trong năm 2021, nhu cầu dầu toàn cầu tăng 5,7 triệu thùng/ngày, đạt 96,92 triệu thùng/ngày, trong đó nhu cầu dầu của OECD tăng 1,79 triệu thùng/ngày và khu vực ngoài OECD tăng 1,58 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước đó.
Nhu cầu dầu trong năm 2022 tăng 3,10 triệu thùng/ngày so với năm 2021 lên trung bình 100,03 triệu thùng/ngày, giảm 260.000 thùng/ngày so với dự báo trước. Trong quý I/2022, nhu cầu dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh, chủ yếu do kinh tế hồi phục mạnh mẽ được hỗ trợ bởi các chương trình kích thích kinh tế và nới lỏng các biện pháp hạn chế do Covid-19. Các điều chỉnh nhu cầu giảm trong quý II, III và IV năm 2022 dựa trên dự báo kinh tế hiện tại có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ thế giới.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm 4%
Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ giảm khoảng 4% xuống mức thấp nhất trong 10 tuần vào thứ Sáu, do giá dầu thô giảm và kỳ vọng thời tiết sẽ vẫn ôn hòa vào đầu tháng 10, nhu cầu sẽ giảm.
Freeport, nhà máy xuất khẩu LNG lớn thứ hai của Mỹ, đã tiêu thụ khoảng 2 bcfd khí trước khi đóng cửa vào ngày 8 tháng 6. Freeport LNG dự kiến nhà máy sẽ hoạt động trở lại ít nhất một phần vào đầu đến giữa tháng 11.
Hợp đồng khí đốt giao sau giảm 26,1 cent, tương đương 3,7% xuống 6,828 USD/ triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 14/7.
Giá dầu giảm khoảng 5% xuống mức thấp nhất trong 8 tháng do đồng USD chạm mức mạnh nhất trong hơn hai thập kỷ và do lo ngại lãi suất tăng sẽ đẩy các nền kinh tế lớn vào suy thoái.
Trong tuần, hợp đồng khí đốt đã giảm khoảng 12%, mức giảm tỷ lệ phần trăm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng Sáu. Đó cũng là lần đầu tiên tháng trước giảm trong 5 tuần liên tiếp kể từ tháng 1 năm 2019.
Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt trung bình tại 48 tiểu bang của Hoa Kỳ đã tăng lên 98,7 bcfd trong tháng 9 từ mức kỷ lục 98,0 bcfd vào tháng 8.
Với thời tiết mùa thu mát mẻ hơn đang đến, Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm từ 92,4 bcfd trong tuần này xuống 91,4 bcfd vào tuần tới và 88,7 bcfd trong hai tuần. Dự báo cho tuần tới cao hơn triển vọng của Refinitiv vào thứ Năm.
Lượng khí trung bình đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Mỹ cho đến nay đã tăng lên 11,3 bcfd trong tháng 9 từ 11,0 bcfd trong tháng 8. Con số đó so với kỷ lục hàng tháng là 12,9 bcfd vào tháng Ba.

Nguồn:VITIC/Reuters