Tổ chức OPEC cùng với Nga và các nhà sản xuất khác gọi là OPEC+ kết hợp với các nhà sản xuất ngoài tổ chức này như Mỹ có thể loại bỏ tổng cộng 19,5 triệu thùng dầu mỗi ngày ra khỏi thị trường.
Các quan chức và một số quốc gia từ OPEC+ đã cho biết Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có thể thông báo mua tới hàng triệu thùng để hỗ trợ thỏa thuận này.
IEA yêu cầu 30 nước thành viên giữ dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR), gồm dầu thô và sản phẩm, tương đương ít nhất 90 ngày nhập khẩu ròng. Tuy nhiên, trước đây chưa bao giờ thực hiện mua dự trữ phối hợp và cũng không có chỉ thị thực hiện như vậy.
Trong quá khứ IEA đã thông báo phối hợp giải phóng kho dự trữ, như trong đợt cơn bão Katrina và cuộc chiến ở Libya. Nhưng chưa từng thông báo mua.
IEA cho biết họ sẽ công bố báo cáo hàng tháng vào ngày 15/4 trong đó sẽ cung cấp một bản cập nhật về phát triển thị trường mới nhất.
Ann-Louise Hittle từ công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết “khi (Bộ trưởng ngoại giao Mỹ) Henry Kissinger thực hiện để thành lập IEA, sau cú sốc giá dầu năm 1973, mục tiêu là giúp các nước thành viên đảm bảo an toàn nguồn cung”. Bà nói “không có nhiệm vụ các quốc gia thành viên phải mua nhiều hơn để lưu trữ khi họ đã ở mức nhu cầu dầu 90 ngày đã yêu cầu”, bà nói thêm việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ sẽ có tác động đáng kể hơn.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia thái tử Abdulaziz bin Salman cho biết việc mua dầu để dự trữ chiến lược sẽ đạt 200 thùng trong vài tháng tới, trong khi 3 nguồn tin của OPEC+ cho biết việc mua dự trữ của các quốc gia IEA sẽ đạt khoảng 3 triệu thùng/ngày trong vài tháng tới.
Mỹ - nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhưng tiêu thụ thậm chí còn lớn hơn – cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc cho biết họ có thể mua dầu để bổ sung dự trữ.
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết họ đang đàm phán với 9 công ty năng lượng để lưu trữ khoảng 23 triệu thùng dầu trong kho dự trữ chiến lượng. Tuy nhiên việc mua như vậy dường như còn xa với những gì một số nước sản xuất hy vọng.
Ấn Độ cho biết họ sẽ lấp đầy kho dự trữ chiến lược vào tuần thứ 3 của tháng 5/2020 bằng cách thêm 19 triệu thùng vào các kho này.
Trung Quốc không đưa ra bình luận nào, mặc dù các thương nhân cho biết Bắc Kinh đã tích cực mua dầu cho dự trữ chiến lược trong tháng 3 và tháng 4/2020.
Một số người theo dõi thị trường tin tưởng rằng ước tính lượng mua của các quan chức OPEC+ là tham vọng nhưng không hoàn toàn là không thể.
Paola Rodriguez-Masiu nhà phân tích thị trường dầu mỏ của Rystad cho biết “hiện tại Mỹ còn lại công suất dự phòng 78,5 triệu thùng dầu trong kho dự trữ chiến lược”. “Hàn Quốc có khoảng 35 triệu thùng và Nhật Bản có 50 triệu thùng, nhưng số liệu này gồm cả dự trữ thương mại. Vì thế 200 triệu thùng là khả thi, nhưng nó sẽ ám chỉ rằng các bể đổ đầy”.
Tuy nhiên, nhà phân tích hàng hóa Giovanni Staunovo của UBS cho biết rất ít động lực để các quốc gia phát triển tăng dự trữ vượt mức đã được thỏa thuận từ lâu, lưu ý rằng việc phối hợp mua dự trữ sẽ cần thêm tiền vào một thời điểm có các vấn đề kinh tế hơn nhiều.
Nguồn:VITIC/Reuters