menu search
Đóng menu
Đóng

IEA: Giá dầu cao gây thiệt hại cho người tiêu dùng, làm giảm nhu cầu nhiên liệu

08:05 07/11/2018

Vinanet - Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết giá dầu cao đang gây thiệt hại cho người tiêu dùng và có thể cũng có tác động bất lợi cho các nhà sản xuất.
Các nền kinh tế lớn mới nổi ở châu Á như Ấn Độ và Indonesia đã bị thiệt hại nặng trong năm nay bới giá dầu thô tăng cao, mặc dù giảm trong tháng này nhưng tăng khoảng 15% kể từ đầu năm 2018.
Chi phí nhập khẩu nhiên liệu được thúc đẩy tăng, một mặt bởi sự mất giá tiền tệ tại các thị trường mới nổi so với đồng USD, làm giảm tăng trưởng và thậm chí gây ra các cuộc biểu tình và việc kiểm soát giá nhiên liệu của chính phủ ở Ấn Độ.
Fatih Birol giám đốc IEA cho biết tại một hội nghị năng lượng ở Singapore “thâm hụt tài khoản vãng lai của nhiều nước đã bị ảnh hưởng bởi giá dầu cao”. “Có hai áp lực giảm tới nhu cầu tăng trưởng dầu mỏ toàn cầu 1 là giá dầu cao và tại nhiều nước, chúng liên quan trực tiếp tới giá tiêu dùng. Thứ hai là đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại”.
Hiệu ứng của giá dầu cao sẽ được kết hợp tại Đông Nam Á do nhu cầu đang tăng nhanh nhưng sản lượng đang giảm, kết quả tại khu vực này trở thành nhà nhập khẩu ròng dầu, khí đốt và than.
Bất chấp khả năng suy giảm, Birol cho biết triển vọng nhu cầu nhiên liệu nói chung là tiếp tục tăng trưởng.
Trong khi sự gia tăng của ô tô điện dự kiến dẫn tới nhu cầu đỉnh cao đối với các sản phẩm như dầu diesel và xăng trong những năm tới, một sự bùng nổ tiêu thụ trong các sản phẩm như chất dẻo cũng như tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu từ hàng không gây ra việc đầu tư nhà máy lọc dầu quy mô lớn vào các sản phẩm hóa dầu và chất lượng sản phẩm cao như nhiên liệu bay.
Ông nói “nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng ngay cả trong bối cảnh ô tô điện tăng do chúng được quản lý bởi hóa dầu, hàng không và những thứ khác”.
LNG bùng nổ
Nhiều hơn so với dầu mỏ, ông Birol cho biết nhu cầu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ bùng nổ. Chủ tịch IEA cho biết giao dịch LNG toàn cầu có thể vượt 500 tỷ m3 mỗi ngày (bcm) vào năm 2023, tăng 1/3 trong 5 năm tới.
Ông Birel cho biết chỉ 3 nước Qatar, Australia và Mỹ sẽ cung cấp 60% tổng LNG toàn cầu vào năm 2023.
Nhu cầu LNG là động lực chính của tăng trưởng tại Trung Quốc nơi chương trình chống ô nhiễm không khí đang thúc đẩy các nhà sản xuất lớn chuyển từ than sang khí tự nhiên. Nhưng nhu cầu cũng được dự kiến tăng nhanh tại Đông Nam Á, nơi lĩnh vực điện cần đầu tư 50 tỷ USD vào năm 2040, hơn gấp đôi mức hiện nay, để duy trì sự gia tăng cùng với tiêu thụ.
Bất chấp khả năng tăng trưởng này, lĩnh vực LNG đối mặt với những cạnh tranh ngày càng tăng từ năng lượng tái tạo và công nghệ lưu trữ, sạch hơn so với nhiên liệu hóa thạch và đang trở thành rẻ hơn nhiều. Tại nhiều nước, Birol cho biết năng lượng mặt trời đang theo xu hướng trở thành nguồn điện mới rẻ nhất.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn:Vinanet