IEA cho biết “ảnh hưởng của Covid-19 với nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đáng kể”. Nhu cầu trong quý 1/2020 dự kiến giảm 435.000 thùng/ngày so với một năm trước, đây là quý có nhu cầu giảm lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ.
IEA nói “đối với cả năm 2020, chúng tôi giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu 365.000 thùng/ngày xuống 825.000 thùng/ngày, thấp nhất kể từ năm 2011”, bổ sung rằng họ giả thiết hoạt động kinh tế từ quý 2 sẽ dần trở lại bình thường.
Trong quý 2, IEA dự kiến nhu cầu dầu tăng 1,2 triệu thùng mỗi ngày trước khi tăng bình thường 1,5 triệu thùng/ngày trong quý 3 do các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc.
IEA nói “Trung Quốc có trách nhiện cho khoảng 3/4 tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm ngoái. Trước khi bùng phát Covid-19, họ được dự kiến thúc đẩy hơn 1/3 tăng trưởng tiêu thụ dầu trong năm 2020, nhưng hiện nay tôi nghĩ họ sẽ chiếm chưa tới 1/5”.
Nhu cầu dầu của OPEC cũng dự kiến giảm, trong khi tăng trưởng sản lượng của các công ty Mỹ có thể không bị ảnh hưởng cho tới cuối năm nay. Sản lượng của OEPC trong tháng 1/2020 giảm xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng toàn cầu năm 2009, do việc phong tỏa làm giảm sản lượng xuất khẩu của Libya và UAE khiềm chế sản lượng.
Với khả năng Covid-19 gây thiệt hại mạnh cho nhu cầu trong nửa đầu năm, các nhà sản xuất bị áp lực cắt giảm sản lượng hơn nữa. OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác gọi là OPEC+, đã đồng ý cắt giảm sản lượng 1,7 triệu thùng/ngày cho tới cuối tháng 3 để hỗ trợ thị trường. OPEC+ đang cân nhắc tổ chức một cuộc họp chính sách bất thường để xem xét cắt giảm sản lượng sâu hơn.
IEA cho biết các nhà máy lọc dầu Trung Quốc có thể giảm hoạt động 1,1 triệu thùng/ngày trong quý 1/2020 với nguyên liệu trong năm 2020 giảm 500.000 thùng/ngày so với năm trước. Hoạt động toàn cầu có thể tăng chỉ 700.000 thùng/ngày trong năm 2020.
Nguồn:VITIC/Reuters