Sản lượng đã đạt 350.000 - 400.000 thùng/ngày tính đến năm 2013, khi cuộc nội chiến kéo dài 5 năm đã nổ ra.
Bộ trưởng cho biết trong một tuyên bố khi tham dự hội nghị tại Equatorial Guinea “với 3,5 tỷ thùng trữ lượng đã được chứng minh và chỉ 30% đã thăm dò, có nhiều hơn để chào đón các nhà đầu tư nghiêm túc”.
Ông cho biết sản xuất sẽ khởi động tại mỏ Al-Nar, Al-Toor và Manga vào ngày 27/4/2019. Công ty tư vấn năng lượng toàn cầu Wood Mackenzie dự báo sự gia tăng khiêm tốn hơn nhiều hơn 170.000 thùng/ngày vào năm 2020, mặc dù họ cho biết nếu thỏa thuận hòa bình kéo dài có thể tăng lên 230.000 thùng/ngày.
Một báo cáo chiến lược đã công bố trong tháng 9/2018 cho biết “chúng tôi giả thiết điều này sẽ được thực hiện bằng cách mở lại các giếng đã đóng, việc bảo dưỡng và sửa chữa. Để tăng sản lượng ngoài những điều này sẽ cần vốn chi tiêu đáng kể, mà các nhà điều hành sẽ thận trọng cho tới khi sự ổn định chính trị được thiết lập hoàn toàn”.
Phần lớn cơ sở hạ tầng dầu mỏ của quốc gia Đông Phi này bị thiệt hại trong chiến tranh, với khoảng 400.000 người đã bị giết và hơn 1/3 trong tổng dân số 12 triệu người của quốc gia này mất nhà cửa.
Xung đột này được dừng lại bởi nhiều vòng hòa giải thất bại sau đó là đổ máu mới. Chính phủ đã ý một thỏa thuận hòa bình với tổ chức phiến quân chính trong tháng 9/2018, theo đó họ sẽ tập hợp, tháo hết vũ khí, đào tạo lại và hợp nhất các lực lượng trước khi thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc trong tháng 5/2019.
Nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra. Một tổ chức được dẫn đầu bởi cựu phó tướng quân đội Thomas Cirillo đã từ chối ký kết và đã tiếp tục triển khai tất công. Tháng trước, tổ chức Khủng hoảng Quốc tế - một tổ chức nghiên cứu độc lập - cho biết thỏa thuận này có nguy cơ sụp đổ.
Mỹ đã áp đặt các lệnh cấm vận với nhiều doanh nghiệp và cá nhân về những gì họ nói là tham nhũng và vi phạm nhân quyền dưới thời Tổng thống Salva Kiir. Kiir cũng là người đứng đầu chính phủ mới đã phủ nhận bất kỳ cáo buộc nào.
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet