Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết trong một báo cáo hàng tháng, nhu cầu dầu mỏ của thế giới trong năm 2023 sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày (bpd), tương đương khoảng 2,3%. Dự báo đã ổn định từ tháng 11, sau một loạt các báo cáo giảm.
Báo cáo của OPEC cho biết: "Mặc dù những bất ổn kinh tế toàn cầu đang ở mức cao và rủi ro tăng trưởng ở các nền kinh tế chủ chốt vẫn nghiêng về phía giảm, nhưng các yếu tố thuận lợi cũng đã xuất hiện ".
“Việc giải quyết xung đột địa chính trị ở Đông Âu và nới lỏng chính sách không có COVID của Trung Quốc có thể mang lại một số tiềm năng tích cực”, báo cáo cho biết.
OPEC cho biết nhu cầu của Trung Quốc, bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế do COVID, sẽ đạt trung bình 14,79 triệu thùng/ngày vào năm 2022, giảm 180.000 thùng/ngày so với năm 2021..
Nhu cầu xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay của Trung Quốc giảm, sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2002, theo Energy Aspects đã dự báo trước đó.
Trong báo cáo, OPEC đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 lên 2,8% và giữ nguyên năm 2023 ở mức 2,5%. Ngoài việc nới lỏng chính sách COVID của Trung Quốc.
"Tiềm năng tăng giá - hoặc ít nhất là các yếu tố đối trọng - có thể đến từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cũng như từ việc tiếp tục giảm giá hàng hóa và giải quyết căng thẳng ở Đông Âu," OPEC cho biết .
Giá dầu thế giới đạt gần mức cao là 147 USD/thùng vào tháng 3/2022 sau khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine, giá đã giảm mạnh trở lại và hiện giao dịch quanh mức 80 USD/thùng.
Báo cáo cũng cho thấy sản lượng của OPEC đã giảm trong tháng 11 sau khi liên minh OPEC+ cam kết cắt giảm sản lượng mạnh để hỗ trợ thị trường trong bối cảnh triển vọng kinh tế yếu đi và giá giảm.
Trong tháng 11, với việc giá giảm, OPEC+ đã đồng ý giảm mục tiêu sản lượng 2 triệu thùng/ngày - mức lớn nhất kể từ những ngày đầu của đại dịch năm 2020.
Trong báo cáo, OPEC cho biết sản lượng của họ trong tháng 11 đã giảm 744.000 thùng/ngày so với tháng 10 xuống 28,83 triệu thùng/ngày, dẫn đầu là nhà xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia và các nhà sản xuất lớn khác như Iraq.
Nguồn:VITIC/Reuters