menu search
Đóng menu
Đóng

OPEC có thể không đạt được thỏa thuận do Iran bác bỏ đề nghị của Saudi Arabia

16:09 28/09/2016

Vinanet - Hôm qua 27/9, Iran đã từ chối một đề nghị từ Saudi Arabia hạn chế sản lượng để đổi lấy việc Riyadh cắt giảm nguồn cung, thị trường đang hất đi hy vọng hai nhà sản xuất lớn nhất OPEC sẽ tìm được một thỏa hiệp trong tuần này để giúp giảm dư cung dầu thô toàn cầu.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih cho biết sự khách nhau về quan điểm giữa các nước OPEC đang thu hẹp và ông không mong đợi sẽ không có một thỏa thuận trong cuộc tham vấn vào hôm nay 28/9.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết trước đó rằng không có thời gian để thực hiện quyết định. Liên quan tới cuộc họp chính thức tiếp theo của OPEC tại Vienna vào 30/11 ông bổ sung “chúng tôi sẽ cố gắng đạt được thỏa thuận vào tháng 11”.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC sẽ tổ chức các cuộc đàm phán không chính thức vào chiều nay. Các thành viên cũng nhóm họp với các nhà sản xuất ngoài OPEC bên lề của Diễn đàn Năng lượng Quốc tế.
Giá dầu đã giảm hơn một nửa từ những mức năm 2014 do dư cung, thúc đẩy các nhà sản xuất OPEC và đối thủ Nga tìm cách tái cân bằng thị trường để thúc đẩy doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ và hỗ trợ ngân sách yếu kém của họ.
Các ý tưởng chủ đạo kể từ đầu năm 2016 của các nhà sản xuất là đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng, mặc dù các nhà theo dõi thị trường cho biết một động thái như vậy sẽ giảm được sản lượng không mong muốn.
Thỏa thuận này cũng phức tạp bởi sự ganh đua chính trị dữ dội giữa Iran và Saudi Arabia ngoài ra gồm cả Syria và Yemen.
Các nguồn tin trả lời Reuters trong tuần trước cho biết Saudi Arabia đã đề nghị giảm sản lượng nếu Iran đồng ý đóng băng sản lượng, một sự thay đổi của Riyadh do vương quốc này đã từ chối thảo luận cắt giảm sản lượng trước đó.
Một vài đại biểu của OPEC cho biết vị thế của Saudi Arabia và Iran vẫn quá khác nhau. Giá dầu vẫn giảm hơn 3% trong ngày 27/9.
Ba nguồn tin của OPEC cho biết Iran – sản lượng của nước này đã duy trì ở mức 3,6 triệu thùng/ngày – đòi có quyền tăng sản lượng lên khoảng 4,1 -4,2 triệu thùng/ngày, trong khi các thành viên OPEC vùng Vịnh muốn sản lượng của Iran đóng băng dưới 4 triệu thùng.
Iran đã từ chối đề nghị này bất chấp những nỗ lực phút cuối của Nga, Algeria và Qatar để cứu vớt thỏa thuận này.
Các nền kinh tế Saudi Arabia và Iran phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ, nhưng Iran chịu áp lực giảm đi do mới được dỡ bỏ lệnh trừng phạt sau nhiều năm. Mặt khác Riyadh đối mặt với năm thứ hai thâm hụt ngân sách kỷ lục và bị buộc phải cắt giảm lương của nhân viên chính phủ.
Tehran muốn OPEC cho phép họ sản xuất 12,7% sản lượng của tổ chức này, tương đương với sản lượng của họ trước năm 2012, khi Liên minh châu Âu áp đặt các lệnh trừng phạt bổ sung đối với nước này về hoạt động hạt nhân của họ. Các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ một phần trong tháng 1/2016.
Từ năm 2012 tới 2016, Saudi Arabia và các thành viên OPEC vùng Vịnh đã nâng sản lượng để cạnh tranh thị phần với các nhà sản xuất chi phí cao như Mỹ.
Kết quả là Iran tin tưởng thị phần công bằng của họ trong OPEC nên cao hơn sản lượng hiện nay. Sản lượng của Saudi Arabia tăng lên 10,7 triệu thùng/ngày từ 10,2 triệu thùng trong những tháng gần đây do nhu cầu trong nước mùa hè.
Gary Ross, một cựu thành viên theo dõi OPEC và là người sáng lập tổ chức năng lượng PIRA trụ sở ở Mỹ cho biết sản lượng của Saudi Arabia đã tăng quá mạnh trong những tháng gần đây và thậm chí nếu họ cắt giảm xuống những mức trước khi mùa hè, Iran sẽ thấy lời đề nghị đóng băng sản lượng của Saudi không công bằng.
Thiếu một thỏa thuận tại Algeria sẽ dẫn tới áp lực giảm tiếp cho giá dầu do Saudi Arabia sẽ duy trì nâng sản lượng trong khi Iran cũng tăng nguồn cung cấp.
Falih cho biết ông thấy không cần cắt giảm sản lượng đáng kể do thị trường này đang tự tái cân bằng. Ông bổ sung thêm Saudi Arabia đang đầu tư công suất chứa và có thể chịu đượng xu hướng giá dầu hiện nay.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn:Vinanet