Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia sản lượng khí đốt tại Trung Quốc tăng lên kỷ lục 147,4 tỷ m3 vào năm ngoái, tăng 8,5% so với năm 2016. Sản lượng khí đốt được dự báo tăng từ 6 tới 8% mỗi năm đến năm 2020, theo các nhà nghiên cứu tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc.
Nhưng cuộc chiến chống lại khói bụi của Trung Quốc đã tạo ra nhu cầu đối với nhiên liệu này, giữ nước này ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng. Việc tăng vọt tiêu thụ là một kết quả của chính phủ bắt đầu từ năm ngoái khi chuyển các nhà máy và hàng triệu hộ gia đình từ dùng than sang khí đốt để cắt giảm khí thải độc hại.
Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, là nhà sản xuất khí đốt lớn thứ 6 thế giới trong năm 2016, sau khi tăng cường đầu tư trong hơn 20 năm qua. Tuy nhiên, Ủy ban Cải tổ và Phát triển Quốc gia cho biết tiêu thụ đang tăng thậm chí nhanh hơn, tăng 15% trong năm 2017 lên 237 tỷ m3.
Công ty năng lượng SIA dự kiến sản lượng khí đốt của Trung Quốc trong năm 2018 tăng khoảng 8% hay khoảng 12 tỷ m3, cùng thời điểm nhu cầu khí đốt tăng 20 tỷ m3 hay 12,5% lên 270 tỷ m3.
Điều đó nghĩa là trong năm 2018 Trung Quốc sẽ cần nhập khẩu khoảng 114 tỷ m3 khí đốt thông qua đường ống và nhập LNG. Nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc trong năm ngoái tăng 28%.
Xu hướng tăng nhập khẩu sẽ tiếp tục, với SIA dự báo nhập khẩu 132 tỷ m3 sẽ là cần thiết để đáp ứng nhu cầu 317 tỷ m3 vào năm 2020.
Trung Quốc có thể sản xuất khí tự nhiên nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu riêng của mình. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA Trung Quốc giữ trữ lượng khí tự nhiên đá phiến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, phần lớn khí đốt đó chỉ được coi là thu hồi được nếu chi phí không phải là một trở ngại.
Hơn nữa, nước này là một trong số 10 nước hàng đầu về trữ lượng khí tự nhiên đã được chứng minh, khí tự nhiên ở mức 5,4 nghìn tỷ m3.
Ba lưu vực khí lớn nhất của Trung Quốc, Ordos tại miền bắc Trung Quốc, Tarim tại Tân Cương ở miền tây, và Tứ Xuyên tại tây nam, chiếm tới 90% sản lượng của nước này. Nhưng mỗi khu vực này đều có khó khăn về địa chất hay công nghệ.
PetroChina tăng cường sản xuất tại mỏ Changqing của Ordos lên 36,9 tỷ m3 năm ngoái nhưng chỉ sau khi khoan hơn 2.000 giếng mới. Sản lượng tại đó đã vượt đỉnh 37 tỷ m3 trong năm 2013.
Những vấn đề tại lưu vực Tarim, khu vực lớn nhất trong ba khu vực đó, xuất phát từ độ sâu của các giếng và thiếu nước cho hoạt động khoan.
Mỏ sâu nhất của Tarim là 8 km dưới bề mặt. Được coi là quá khô cằn để ở lâu dài, nước ngọt được vận chuyển tới các giếng ở khu vực này.
Tại Sichuan, gồm mỏ Puguang của Sinopec và khu vực Luojiazhai nơi Chevron đầu tư, chứa khối lượng lớn lưu huỳnh cần phải loại bỏ trước khi được bán.
Các nguồn đá phiến cũng được coi là tốn kém và bị cản trở bởi địa chất miền núi, kham hiếm nước và giá đất cao.
Một trong những mỏ đá phiến hứa hẹn là mỏ tại Fuling tây nam của thành phố Trùng Khánh. Sinopec có kế hoạch nâng sản lượng tại đó lên 10 tỷ m3 vào năm 2020, tăng từ 6 tỷ m3 năm ngoái. Nhưng công ty này đang vật lộn để hòa vốn tại đó. Những vấn đề này sẽ hạn chế sự đóng góp của khí đá phiến trong ngắn hạn.
SIA Energy dự báo sản lượng dầu đá phiến sẽ chỉ là 15 tỷ m3 vào năm 2020, chưa tới 10% tổng sản lượng của Trung Quốc.
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet