menu search
Đóng menu
Đóng

Saudi Arabia & Nga thúc đẩy gia hạn cắt giảm sản lượng dầu mỏ đến hết tháng 3/2018

10:55 16/05/2017

Vinanet - Saudi Arabia, Nga, hai nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới, ngày 15/5 đã đồng ý về sự cần thiết của việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng đến hết tháng 3/2018, để hạn chế nguồn cung dư thừa và thúc đẩy giá.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia ông Khalid al-Falih và đối tác Nga Alexander Novak cho biết trong một tuyên bố họ sẽ làm bất cứ điều già để giảm tồn kho.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC nhóm họp tại Vienna vào ngày 25/5 để xem xét liệu có kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng hồi tháng 12 năm ngoái giữa OPEC và 11 nước bên ngoài, gồm cả Nga không.
Giá dầu thô Brent đã tăng 1,39 USD lên 52,23 USD/thùng do thị trường trước đó đã dự kiến kéo dài chắt giảm chỉ 6 tháng.
Với dự đoán tối thiểu hiện nay kéo dài 9 tháng đối với cuộc họp của OPEC, tổ chức này có nhiều việc để thuyết phục các thành viên của họ và một số nước tham gia bên ngoài OPEC ủng hộ động thái này.
Iraq, một thành viên của Iraq, sản lượng của họ đang tăng nhanh, cho biết họ sẽ hỗ trợ kéo dài thỏa thuận chỉ 6 tháng.
Kazakhstan, thành viên ngoài tổ chức OPEC ngày 15/5 cho biết họ sẽ khó khăn để tham gia bất kỳ thỏa thuận mới về các điều khoản cũ, do sản lượng của họ có thể tăng. Oman cho biết họ hỗ trợ hoàn toàn thỏa thuận kéo dài 9 tháng này.
OPEC muốn giảm tồn kho dầu mỏ toàn cầu xuống mức trung bình 5 năm nhưng cho đến nay rất khó khăn để thực hiện điều đó. Tồn kho đang gần mức cao kỷ lục, một phần do sản lượng của Mỹ ngày càng tăng. Mỹ không tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Ông Falih nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh bên cạnh Novak “chúng tôi đi đến kết luận rằng thỏa thuận này cần được kéo dài”.
Cuộc họp báo diễn ra khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Bắc Kinh trong chuyến thăm chính thức. Putin, người ra quyết định cuối cùng của Nga cho biết gần đây ông đã họp với các công ty dầu mỏ lớn của Nga và họ ủng hộ việc gia hạn 9 tháng.
Nga và Saudi Arabai phụ thuộc mạnh vào doanh thu dầu mỏ. Năm ngoái họ đã đồng ý tham gia cắt giảm sản lượng lần đầu tiên trong 15 năm, bất chấp sự khác biệt chính sách lớn gồm sự hỗ trợ của họ đối với các phe đối lập trong cuộc chiến Syria.
Saudi Arabia, nhà lãnh đạo của OPEC và Nga, nhà sản xuất lớn nhất thế giới, cùng nhau kiểm soát 20% nguồn cung toàn cầu. Động thái chung mới nhất của họ được thúc đẩy bởi giá dầu giảm xuống dưới 50 USD/thùng, dưới nhu cầu ngân sách của họ.
Theo thỏa thuận hiện nay (bắt đầu từ 1/1/2017), 13 nước OPEC và các nhà sản xuất khác đã cam kết cắt giảm sản lượng gần 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm nay.
Virendra Chauhan, nhà phân tích tại công ty Energy Aspects tại Singapore cho biết OPEC và Nga nhận ra rằng để thị trường trở lại cân bằng họ sẽ cần chiến lược “sốc và sợ hãi”. Thị trường cũng sẽ nhìn vào việc cắt giảm xuất khẩu và không chỉ cắt giảm sản lượng, đó là điều cần thiết để cân bằng sản lượng.
Cho đến nay, các nhà sản xuất OPEC vẫn chưa tranh luận về việc cắt giảm sâu hơn từ tháng 7. Nếu các nhà sản xuất duy trì việc cắt giảm của họ ở tốc độ hiện nay, họ có thể đẩy thị trường thành thiếu hụt nhẹ vào quý 4, theo Edward Bell, giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại Emirates NBD, Dubai.
Hoạt động khoan dầu của Mỹ trong tuần trước tăng lên mức cao nhất trong hai năm, trong khi sản lượng của Mỹ tăng vọt hơn 10% kể từ mức đáy giữa năm 2016.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn:Vinanet