Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt với Venezuela cắt giảm doanh thu từ dầu mỏ của Tổng thống Nicolas Maduro - nguồn thu nhập ngoại tệ chính của quốc gia OPEC này - nhằm lật đổ chính quyền của ông. Các biện pháp này đã làm giảm xuất khẩu và sâu sắc hơn khủng hoảng kinh tế của quốc gia này nhưng Maduro vẫn nắm quyền.
PDVSA và liên doanh của họ đã xuất khẩu 451.935 thùng dầu thô mỗi ngày và 18 thùng nhiên liệu trong tháng trước, theo số liệu của Eikon và tài liệu của PDVSA, mức thấp nhất kể từ cuộc đình công làm tê liệt nền kinh tế của Venezula và hạn chế xuất khẩu dầu từ tháng 12/2002 tời tháng 1/2003.
Xuất khẩu trong tháng 5/2020 giảm 50% so với mức trung bình từ tháng 1 tới tháng 4/2020. Kế hoạch tháng 6 của PDVSA thay đổi ít so với tháng trước đó, chỉ 2 lô dầu thô đã chỉ định giao cho người mua cho tới nay và 3 lô nữa đợi chỉ định.
Libre Abordo trụ sở tại Mexico và tập đoàn Schlager Business Group đã tung phao cứu sinh cho chính phủ Maduro kể từ cuối năm 2019, đưa dầu thô của Venezuela ra thị trường bằng cách trao đổi khoảng 30 triệu thùng trong một thỏa thuận đổi dầu lấy lương thực đã được chính quyền Mỹ xem xét kỹ lưỡng.
Libre Abordo cho biết họ đã bị phá sản và Maduro đã chấm dứt đổi dầu lấy lương thực. Các công ty của Mexico cho biết họ là mục tiêu của một chiến dịch chính trị quốc tế dẫn đầu là chính phủ Mỹ, khiến thua lỗ hơn 90 triệu USD và Venezuela dừng xuất khẩu sang 2 công ty này.
Hai công ty đã nhận được hơn 1/4 lượng xuất khẩu của Venezuela trong tháng 5/2020, đạt 3,9 triệu thùng, giảm gần 40% hay 9,9 triệu thùng trong tháng 4/2020, theo số liệu của Eikon và PDVSA.
Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài (OFAC) thuộc kho bạc Mỹ đã bổ sung 4 tàu được công ty Libre Abordo, Schlager Business Group và Rosneft của Nga thuê trong năm nay để vận chuyển dầu của Venezuela vào dianh sách các đơn vị bị trừng phạt.
Bộ trưởng Ngoại giao của Venezuela, Jorge Arreaza trong tuần này đã cáo buộc Washington vi phạm nhân quyền và tự do thương mại, và cho biết rằng áp lực của Mỹ với các công ty Mexico là bằng chứng bất hợp pháp của chế độ trừng phạt của Mỹ.
Các công ty Mexico đã nhận tỷ phần lớn hơn trong xuất khẩu của Venezuela do 2 công ty của Rosneft đã rút khỏi giao dịch trong năm nay với tư cách trung gian cho việc bán dầu của Venezuela. Rosneft đã nhận các lô hàng khi thanh toán hàng tỷ USD nợ của Venezuela cho Nga, nhưng dừng giao dịch với PDVSA trong tháng 3/2020 do Mỹ siết chặt các lệnh trừng phạt.
Venezuela có thể gặp khó khăn để tăng xuất khẩu nếu họ không thể tìm được trung gian khác để thuận tiện xuất khẩu. Tồn kho dầu thô của quốc gia này tăng 2,3 triệu thùng lên 38,2 triệu thùng trong tháng 5/2020 do xuất khẩu sụt giảm, theo số liệu của công ty tình báo Kple. Điều này đã buộc PDVSA cắt giảm sản lượng và dừng xử lý dầu thô nặng để chuẩn bị xuất khẩu.
Nhu cầu nhiên liệu toàn cầu đang phục hồi do các chính phủ trên toàn cầu nới lỏng phong tỏa họ đã áp đặt để làm chậm sự lây lan của virus corona. Nhưng các thị trường vẫn dư cung, cho các nhà máy lọc dầu nhiều lựa chọn thay thế và ít cần thực hiện các giao dịch phức tạp để mua dầu từ các quốc gia bị các lệnh trừng phạt như Venezuela và Iran.
3/4 lượng xuất khẩu của Venezuela trong tháng trước sang Châu Á, theo số liệu của Eikon. Dầu thô được chuyển sang các tàu chở dầu khác và pha trộn rời khỏi bờ biển Singapore và Malaysia. Cuba đồng minh chính trị của Venezuela đã nhận được khoảng 65.000 thùng dầu thô và nhiên liệu mỗi ngày.
PDVSA đã nhập khẩu nhiên liệu từ Iran trong tháng 5/2020 để giảm tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng xăng trong nước.
Nguồn:VITIC/Reuters