menu search
Đóng menu
Đóng

ADB: Ấn Độ sẽ đối mặt với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế năm 2008 và 2009

12:46 18/09/2008
Trong báo cáo "Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á năm 2008" vừa công bố, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định kinh tế Ấn Độ sẽ phải đối mặt với sự suy giảm tăng trưởng trong tài khóa 2008/2009 và 2009/2010, chấm dứt giai đoạn tăng trưởng cao trong 5 năm liên tiếp của nước này.
ADB dự đoán tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ sẽ giảm xuống 7,4% trong tài khóa 2008 kết thúc vào cuối tháng 3/09 và tiếp tục giảm xuống 7% tài khóa 2009 kết thúc vào cuối tháng 3/2010. Các chỉ số mới này giảm lần lượt so với mức dự báo 8% và 8,5% do ADB đưa ra hồi tháng 4/08, và thấp hơn mức tăng ấn tượng 9% ghi được trong tài khóa 2007 kết thúc vào cuối tháng 3/08.
Theo báo cáo của ADB, những biến động hiện nay đang thách thức đà tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây của kinh tế Ấn Độ. Sự hạn chế về khả năng năng trỗi dậy, đà tăng trưởng nhanh liên tục trong lĩnh vực tín dụng và sự leo thang của giá hàng hóa thế giới đã làm gia tăng lạm phát ở Ấn Độ.
Giá hàng hóa toàn cầu và mức tăng nhu cầu trong nước, được hỗ trợ bởi các khoản trợ giá, tiếp tục gây sức ép về giá cả. Hơn nữa, theo ADB, các nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ nhằm kiềm chế lạm phát thông qua chính sách thắt chặt tiền tệ và những động thái can thiệp khác, trong đó có việc giảm thuế nhập khẩu và cấm xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu, đang có tác động hạn chế. Dự báo lạm phát, dựa vào chỉ số giá bán buôn, đã được điều chỉnh tăng lên 11,5% trong tài khóa 2008/09 và 7,5% tài khó 2009/2010.
Nhà kinh tế trưởng Ifzal Ali của ADB nhận định kinh tế Ấn Độ hiện đang trong tình trạng gay go, khi các chính sách kiềm chế lạm phát và đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô là cần thiết. Trong quý II/08 (tức quý I tài khóa 2008/09), kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng 7,9%, mức thấp nhất trong trong 3 năm rưỡi qua. Ngành công nghiệp có mức suy giảm tăng trưởng mạnh nhất, chủ yếu do mức tăng trong ngành chế tạo giảm một nửa.
Theo báo cáo của ADB, tăng trưởng đâu từ của Ấn Độ sẽ tiếp tục bị hạn chế bởi lòng tin kinh doanh ngày một giảm sút, giới đầu tư nước ngoài có ít sự lựa chọn hơn do khát khao mạo hiểm của các thể chế tài chính nước ngoài suy yếu, những khó khăn ngày càng lớn trong việc đảm bảo nguồn vốn từ ngân hàng trong nước, cũng như sự cần thiết phải duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát.
Thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai của Ấn Độ đã nới rộng hơn trong những năm gần đây, phản ánh tác động của giá dầu leo thang và sự gia tăng nhập khẩu hàng hóa phi dầu mỏ. Luồng vốn ròng đã giảm hơn so với một năm trước khi dự trữ ngoại tệ giảm 13 tỷ USD trong 5 tháng đầu tài khóa 2008/09.
Theo ADB, sự leo thang của giá dầu mỏ, phân bón và chính sách trợ giá lương thực, cũng như các khoản thanh toán nợ từ ngân sách đã tạo nên những mất cân đối về tài khóa.
ADB cho rằng Ấn Độ hiện đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô. Một mặt, việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ có thể đe dọa các mục tiêu tăng trưởng. Mặt khác, việc cung cấp các khoản trợ giá ở mức hiện nay sẽ làm tăng áp lực đối với sự tăng trưởng nhanh về tính dụng, lĩnh vực nếu không được kiểm sẽ soát sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn.
Ông Ali nhận định việc đối phó với giá cả gia tăng và tình hình tài chính đang xấu đi, cũng như việc cần phải thông quan các cải cách cơ cấu để phát huy tiềm năng kinh tế to lớn của đất nước là nhiệm vụ khó khăn đối với các nhà quản lý kinh tế của Ấn Độ.

Nguồn:Internet