menu search
Đóng menu
Đóng

Các dự án khai mỏ toàn cầu giảm bớt mối lo về đất hiếm

11:31 15/09/2011
Ủy ban các kim loại chiến lược của Pháp cho biết làn sóng các dự án khai thác mỏ trên toàn cầu có thể tiếp cận đến các lớp khoáng sản lớn đất hiếm và làm giảm lo ngại về nguồn cung do xuất khẩu bị hạn chế tại nước sản xuất dẫn đầu Trung Quốc.

VINANET - Ủy ban các kim loại chiến lược của Pháp cho biết làn sóng các dự án khai thác mỏ trên toàn cầu có thể tiếp cận đến các lớp khoáng sản lớn đất hiếm và làm giảm lo ngại về nguồn cung do xuất khẩu bị hạn chế tại nước sản xuất dẫn đầu Trung Quốc.

Francois Bersani, tổng thư ký của COMES do chính phủ Pháp thành lập trong năm nay nói, việc thúc đẩy đa dạng hóa các nguồn cung và giá cả tăng có thể khuyến khích hoạt động khai thác thêm nữa, bao gồm cả tại châu Âu, trong khi cũng thúc đẩy hoạt động tái chế nhiều hơn.

Nhu cầu về đất hiếm - nhóm 17 nguyên tố dùng trong các bộ chuyển đổi xúc tác, các tế bào pin và các động cơ xe ô tô hybrid trong số nhiều nhiều thiết bị khác - được dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm tới.

Trung Quốc chiếm hơn 95% sản lượng đất hiếm toàn cầu và việc quyết định hạ bớt hạn ngạch xuất khẩu nửa đầu năm 2011 đã làm tăng lo sợ về thiếu hụt.

“Chúng tôi không cảm nghĩ rằng thuật ngữ “đất hiếm” có thể được hiểu theo nghĩa đen. Nói cách khác chúng không hiếm đến thế trong vỏ trái đất”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn.

Các dự án như dự án khai thác mỏ mới của tập đoàn Lynas Corp tại Úc và kế hoạch của Molycorop khởi động lại các mỏ Mountain Pass đã bị trì hoãn vô thời hạn tại Hoa Kỳ cho thấy tiềm tàng khả năng gia tăng mạnh sản lượng đất hiếm, ông nói.

“Nhìn vào thập kỷ tới, bạn có thể mường tượng ra rằng sẽ ít có căng thẳng (nguồn cung) hơn những gì phổ biến vào năm ngoái”.

PHÁT TRIỂN TÁI CHẾ

Lưu lượng đất hiếm giảm đã làm giá cả tăng vọt và cũng dẫn đến phán quyết của WTO chống lại Trung Quốc, điều mà nước này đang kháng cáo.

Tổ chức hành pháp của EU nói hôm thứ ba rằng họ đang dự trữ đất hiếm như một bước giảm niềm tin của mình vào Trung Quốc.

Bersani từ chối bình luận về biện pháp, nói rằng ông đang chờ đợi kết quả điều tra của EU về vấn đề này.

Chính phủ Pháp đã thành lập COMES vào đầu năm nay với nhiệm vụ xác định các nhu cầu cần thiết của đất nước đối với các kim loại được cho là có vai trò chiến lược đối với nền kinh tế.

Bersani nói, Trung Quốc ước tính chiếm khoảng 40% dự trữ đất hiếm toàn cầu, cho thấy phạm vi các dự án khai mỏ ở những nơi khác.

Điều này có thể bao gồm cả châu Âu với mối quan tâm đặc biệt hiện nay là các nguồn tài nguyên tiềm năng tại các nước vùng Scandinavia.

“Chúng tôi cũng có đất hiếm tại Pháp, chỉ là ở vùng đất liền của Pháp hiện chúng tôi không có mỏ khoáng sản có thể so sánh được với các mỏ của Trung Quốc hoặc với mỏ Mountain Pass”, ông nói thêm.

Pháp đã tiến hành thăm dò dưới biển tại vùng lãnh hải Thái Bình Dương của các đảo Wallis và Futuna để xác định trữ lượng khoáng chất tiềm tàng, cho dù Bersani cảnh báo khoáng sản tại những nơi này ít tập trung hơn so với trên đất liền.

“Nhật Bản nói có nhiều đất hiếm dưới đáy Thái Bình Dương”, ông nói dẫn chứng đến phát hiện của nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản.

“Ở một mức độ nào đó, đúng là nó nằm hơi rải rác, đó không phải là một dạng tập trung như các khoáng sản trong đất liền”

Một cách khác để đẩy mạnh tiếp cận đến nguồn cung đất hiếm có thể bằng cách phát triển tái chế với châu Âu sở hữu nguồn tài nguyên tiềm năng lớn như là nhà tiêu thụ chính các sản phẩm chứa khoáng chất, ông nói.

Nhóm hóa học của Pháp Rhodia được mua lại bởi Solvay của Bỉ, đang phát triển tái chế các bóng đèn tại hai nhà máy ở Pháp để thu nguyên liệu đất hiếm.

Tuy nhiên cung cầu đất hiếm có thể vẫn phụ thuộc quan trọng vào xu thế công nghệ với khả năng là các chất liệu khác có thể thay thế đất hiếm sau này, ông Bersani nói.

Reuters