menu search
Đóng menu
Đóng

Các quỹ đầu tư rút tiền khỏi thị trường hàng hoá

10:33 20/06/2011
Bán ra mạnh nhất là lúa mì với 63%, nhu cầu với khí thiên nhiên giảm 41%.

Bán ra mạnh nhất là lúa mì với 63%, nhu cầu với khí thiên nhiên giảm 41%.

Lần đầu tiên trong 1 tháng, các quỹ đầu tư rút khỏi thị trường hang hóa do khủng hoảng nợ Hy Lạp làm tăng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm, hạ nhu cầu nguyên liệu thô.

Theo số liệu của Bloomberg, các nhà đầu tư đã giảm 0,9% vị thế mua ở 18 loại hàng hóa khác nhau xuống còn 1,3 triệu hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn trên thị trường Mỹ trong tuần kết thúc vào 14/6 Đây là tuần giảm đầu tiên kể từ 17/5.

Số hợp đồng lúa mì giảm mạnh nhất 63%. Nhu cầu năm giữ khí tự nhiên giảm 41%.

Chỉ số Standard & Poor’s GSCI của 24 nguyên liệu thô trong tuần trước giảm 4,7%, tuần giảm đầu tiên kể từ đầu tháng 5.

Trong tuần kết thúc vào ngày 15/6, các nhà đầu tư đã rút 973 triệu USD khỏi các quỹ đầu tư hàng hóa, số liệu của công ty nghiên cứu EPFR Globlal cho biết. Đây là lượng tiền rút ra khỏi thị trường lớn nhất kể từ giữa tháng 5.

Số hợp đồng lúa mì giảm 12.896 hợp đồng xuống còn 7.558 hợp đồng. Đây là lần giảm lớn nhất kể từ khi các nhà đầu tư bán ròng vào tháng 11. Giá lúa mì giao kỳ hạn tháng 9 giảm 9,9% trong tuần trước do nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ hai thế giới là Nga sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu kể từ 1/7.

Giá lúa mì sẽ đã tăng 48% vào năm ngoái do thời tiết xấu đe dọa đến sản lượng. Giá ngô cũng tăng 74% trong khi giá đậu tương tăng 44%.

Tuy nhiên, chỉ số đánh vị thế mua ròng 11 loại hàng nông sản Mỹ tăng 0,6% trong tuần thứ 4 liên tiếp khi hợp đồng mua ngô tăng 5,4%, hợp đồng đường tăng 25% và số đồng ca cao tăng hơn 4 lần.

Cuối tuần qua, quỹ tiền tệ quốc tế IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ vào năm 2011 khi nhận định tăng trưởng của Mỹ cùng với thách thức từ khu vực sử dụng đồng euro sẽ gây ra những sụt giảm lớn hơn đối với tăng trưởng toàn thế giới.

Theo một nhà quản lý quỹ, kinh tế toàn cầu suy yếu có thể hạ nhu cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản. Dự báo trong tuần này, các quỹ sẽ còn tiếp tục rút tiền khỏi hàng hóa.

Gafin