menu search
Đóng menu
Đóng

Điểm tin thủy sản thế giới ngày 17/3/2015

11:20 17/03/2015
Sản lượng tôm của Thái Lan được kỳ vọng sẽ tăng trong năm 2015; Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc có thể tận dụng tối đa lợi ích từ FTA?; Củng cố tầm ảnh hưởng của GAA , BAP; Cua tuyết bairdi Alaska cạnh tranh với cua opilio tại hội chợ thủy sản Osaka.

Sản lượng tôm của Thái Lan được kỳ vọng sẽ tăng trong năm 2015

Mặc dù giá tôm toàn cầu đang giảm và dự báo giá có thể còn giảm nữa, nhưng theo Jim Gulkin, Giám đốc điều hành của Siam Canadian, Thái Lan cần phải tăng sản lượng tôm càng nhiều càng tốt.

Năm 2014, sản lượng tôm của Thái Lan đạt 200.000 tấn, giảm mạnh so với mức 650.000 tấn trước khi Hội chứng tôm chết sớm (EMS) tấn công.

Có một số dự báo về sản lượng tôm của Thái Lan năm 2015 đưa ra. Trong đó, Thai Union Frozen cho rằng Thái Lan sẽ đạt 250.000 tấn tôm, còn chính phủ Thái Lan đưa ra triển vọng rất lạc quan với mức sản lượng từ 350.000-400.000 tấn.

Mặc dù, các trại nuôi bị nhiễm EMS có những cải thiện đáng kể trong phòng trị bệnh, nhưng theo Gulkin, mức sản lượng 400.000 tấn là quá lạc quan.

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc có thể tận dụng tối đa lợi ích từ FTA?

Hàn Quốc hiện là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 5 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc. Trong 5 năm qua, NK tôm Việt Nam vào Hàn Quốc duy trì sức tăng trưởng khả quan. Năm 2014, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này.

Tôm được xếp vào nhóm hàng hóa nhạy cảm cao nên Hàn Quốc áp dụng mức thuế lên tới 20% cho các sản phẩm tôm NK vào nước này. Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Hàn Quốc (FTA Việt Nam – Hàn Quốc) vừa kết thúc đàm phán vào cuối năm 2014, đối với thuế, hai bên tập trung đàm phán đối với Danh mục Nhạy cảm và Nhạy cảm cao chưa cam kết xóa bỏ hoặc cam kết cắt giảm thuế quan một phần trong khuôn khổ Hiệp định Tự do Thương mại Hàn Quốc – ASEAN (AKFTA) nhằm đạt được mức độ tự do hóa cao hơn mặt bằng cam kết trong AKFTA, các mặt hàng thuộc danh mục cắt giảm thuế AKFTA không thuộc phạm vi đàm phán.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2001-2006, kim ngạch trao đổi thương mại Việt Nam – Hàn Quốc tăng trung bình 14,9%/năm trong khi đó giai đoạn 2007-2012 mức tăng là 29,1%. XK thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc cũng tăng đáng kể. Năm 2010, XK thủy sản Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ đạt 386,1 triệu nhưng đã tăng tới trên 662,8 triệu USD vào năm 2014.

Tôm là mặt hàng có giá trị cao nhất trong nhóm hàng thủy sản XK sang Hàn Quốc, chiếm 48% tổng giá trị XK thủy sản Việt Nam sang thị trường này.

Hàn Quốc hiện là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 5 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc. Trong 5 năm qua, NK tôm Việt Nam vào Hàn Quốc duy trì sức tăng trưởng khả quan. Năm 2014, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này.

Tôm Việt Nam chiếm tới 44% thị phần tại Hàn Quốc trong năm 2014. Trung Quốc đứng thứ 2 về cung cấp tôm cho Hàn Quốc với 22%, Thái Lan đứng thứ 3 với tỷ trọng 7%.

Theo thống kê của Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), giá trung bình tôm Việt Nam NK vào Hàn Quốc năm 2014 cao hơn so với giá tôm của một số nước cung cấp khác. Thống kê ITC cho thấy, năm vừa qua, giá trung bình tôm NK vào Hàn Quốc là 9 USD/kg trong khi giá tôm Việt Nam NK vào thị trường này là 10,4 USD/kg, từ Ecuador: 9,77 USD/kg và từ Ấn Độ: 7,34 USD/kg.

Triển vọng ký kết FTA Việt Nam – Hàn Quốc với cam kết về cắt giảm thuế cho các nông sản chủ lực của Việt Nam XK sang Hàn Quốc bao gồm các sản phẩm tôm sẽ tạo lợi thế cạnh tranh lớn hơn về giá bán cho các nhà cung cấp tôm Việt Nam. Theo đó, Hàn Quốc được kỳ vọng sẽ là thị trường tiêu thụ quan trọng cho chế biến và XK tôm Việt Nam trong năm nay và các năm tới.

Củng cố tầm ảnh hưởng của GAA , BAP

Liên minh Nuôi trồng thủy sản đã tái ra mắt hai trang web www.gaalliance.org và http://bap.gaalliance.org – được thiết kế nhằm truyền thông tốt hơn cũng như nhằm vận động, đào tạo và triển khai các phương pháp nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm.

Các trang web mới sẽ tập trung đưa tin và giúp tìm kiếm hơn 700 cơ sở đạt chứng nhận BAP. Ngoài ra, trang web cũng nhằm mục đích marketing thị trường và là công cụ tương tác với người tiêu dùng.

Trang web mới GAA và BAP sẽ được ra mắt chính thức tại Hội chợ Thủy sản Bắc Mỹ 2015. 

Cua tuyết bairdi Alaska cạnh tranh với cua opilio tại hội chợ thủy sản Osaka

Tại hội chợ thủy sản Osaka tổ chức gần đây, Viện tiếp thị thủy sản Alaska (ASMI) đã hướng dẫn khách tham quan cách phân biệt sự khác nhau giữa cua tuyết bairdi và cua tuyết opilio. Cua bairdi béo và chắc hơn cua opilio. Các nhà chế biến Alaska muốn người tiêu dùng Nhật Bản phân biệt 2 loài này vì cua bairdi có giá cao hơn.

Theo Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), năm 2014, Mỹ XK hơn 1 triệu kg cua tuyết sang Nhật Bản với giá trị 18,2 triệu USD với giá trung bình 11,63 USD/kg. Giá cua bán tại Alaska cao hơn. Giá cua bán sang Nhật Bản giảm do hạn ngạch cao hơn và đồng yên giảm.

Năm nay, nguồn cung cua huỳnh đế trên thị trường Nhật Bản giảm do yêu cầu khắt khe hơn về xuất xứ khiến các nhà cung cấp của Nga gặp khó khăn khi qua cửa hải quan. Nguồn cung giảm khiến giá cua bán buôn ở Sapporo, Hokkaido tăng 30-40%, giá bán lẻ tăng khoảng 20%.

Hòa Phạm

Nguồn: Vinanet Tổng hợp/Vasep