menu search
Đóng menu
Đóng

Doanh số bán thức uống đạt mức tăng trưởng 2 con số trong năm 2009

09:21 29/01/2010

Năm 2009 là một năm thành công lớn cho thị trường nước ngọt tại Việt Nam khi cả các thương hiệu trong nước lẫn nước ngoài đã đạt mức tăng trưởng 2 con số về doanh số bán hàng các chủng loại sản phẩm mới nhờ những khoản kinh phí quảng bá lớn hơn bao giờ hết.
Việc quảng cáo thức uống, bao gồm cả các thương hiệu đồ uống có chứa cồn, đã tăng trưởng 93% lên đạt mức 36,1 triệu USD trong suốt 6 tháng đầu năm 2009. Kết quả này vượt xa tất cả các ngành khác, giúp ngành thức uống trở thành lãnh vực quảng cáo lớn thứ tư, xếp sau viễn thông (61,6 triệu USD), thực phẩm (49,6 triệu) và ngành mỹ phẩm, vệ sinh (43,8 triệu).
Trong đó, các khoản chi cho quảng cáo nước ngọt lên tới 4,1 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2009. Đến tháng 11, con số này đã vượt mức 8 triệu USD.
Tại Việt Nam, các chủ thương hiệu không còn lựa chọn nào khác ngoài quảng cáo. Việt Nam với khoảng 86 triệu người tiêu dùng ngày càng thịnh vượng đang có thay đổi về hành vi ăn uống và giới trẻ thôi uống trà truyền thống để chuyển sang nước giải khát đóng chai hoặc đóng hộp thương mại.
Mức tiêu thụ trên mỗi đầu người, mặc dù vẫn còn khiêm nhường ở mức 9,5 lít/người trong năm 2008 theo các số liệu của Euromonitor, hiện đang gia tăng, bất chấp giá cả đã gia tăng trung bình khoảng 20% trong năm 2009.
Điều này có thể giải thích là do sự phát triển nhanh của các thương hiệu mới được tung ra thị trường gần đây và mỗi một thương hiệu đã được chống lưng bởi những khoản chi quảng cáo lớn nhằm bảo đãm một chỗ đứng trong thị trường chật chội này.
Các chủng loại nước uống mới đang nổi lên tại thị trường chiếm ưu thế bởi nước đóng chai rẻ tiền và nước ngọt có ga truyền thống (CSDs). Loại nước ngọt có ga trước đó đã trải qua nhiều năm tăng trưởng tốt. Vào năm 1994, khi Hoa Kỳ chấm dứt cuộc cấm vận thương mại kéo dài 19 năm chống Việt Nam, các hãng nước giải khát khổng lồ của Hoa Kỳ là Coca Cola và Pepsi đã quay trở lại Việt Nam. Mười năm sau, tức vào năm 2003, sức tiêu thụ loại nước ngọt có ga đã lên tới 549,7 triệu lít hàng năm, trị giá khoảng 273,1 triệu USD, chiếm 4,1 ngàn tỉ đồng trong tổng số 7,2 ngàn tỉ đồng.
Nhưng rồi thị trường đã hầu như không tăng trưởng. Cho tới năm 2008, doanh số bán nước ngọt có ga đã giảm 6,6% xuống còn 255 triệu lít trong khi giá trị lại tăng nhẹ tới 4,4 ngàn tỉ đồng do giá tăng. Ngày nay, Coca Cola và Pepsi đã chiếm trọn phân khúc thị trường nước ngọt có ga. Trong đó, mỗi hãng có 4 trong số 10 loại nước uống hàng đầu trong thị trường. Pepsi dẫn đầu với Mirinda (16,6%), Pepsi Cola (14,9%), 7-Up (10,8%) và Evervess (1,2%). Hãng Coke có Cola (12,7%), Sprite (10,1%), Fanta (8,3%) và Schweppes (1,9%)
Chỉ có hai công ty trong nước – Tribeco và Chương Dương – đang sản xuất nước ngọt có ga.
Giám đốc điều hành của Solidiance là Damien Duhamel cho rằng doanh số bán nước ngọt có ga đang giảm sút chỉ là tạm thời. Hầu hết các thị trường đang nổi là những nơi tiêu thụ nước ngọt có ga khổng lồ vì các vấn đề ăn kiêng và lượng đường hấp thụ vẫn còn xa vời.
Nếu kể cả nước ngọt không có ga, hãng Coke Vietnam đã đạt mức tăng trưởng 2 con số trong năm 2009 – 12%l. Theo nhận định, thị trường nước ngọt có ga của Việt Nam sẽ tăng trưởng thêm 40% nữa từ năm 2010 đến năm 2015. Điều này phù hợp với công bố của hãng Coke vào tháng 9 vừa qua rằng họ sẽ đầu tư thêm 200 triệu USD nữa vào Việt Nam trong 3 năm tới.”
Một công ty đa quốc gia thành công khác tại thị trường thức uống Việt Nam là Nestlé cùng với loại nước đóng chai La Vie, mặc dù Pepsi và Coke cũng tham gia thị trường với Aquafina và Joy. Các công ty đa quốc gia này đã chiếm phân nửa phân khúc thị trường loại nước uống này. Ba thương hiệu nước ngoài – Sting (Pepsi), Red Bull và Samurai (Coke) – chiếm 38% doanh số bán loại nước giải khát chức năng. Tuy nhiên, trong những chủng loại còn lại, các công ty trong nước đã vượt trội hơn các công ty đa quốc gia.
Dù vẫn còn là một lãnh vực tương đối nhỏ, trà uống liền (RTD) đã tăng trưởng trung bình 45,5% hàng năm từ năm 2003 đến năm 2008 và doanh số bán hàng năm đã đạt mức 50 triệu lít trong năm ngoái. Một nhãn hiệu trà xanh không độ do Tập đoàn thực phẩm trong nước Tân Hiệp Phát sản xuất đã chiếm 44% doanh số trà uống liền trong năm 2008. Một hãng nước giải khát châu Á khác là Universal Robina Corp xếp thứ nhì với trà C2, chiếm 29,3% tổng doanh số trong khi các công ty đa quốc gia phương Tây đang tranh nhau thị phần 5%.
 

Nguồn:Tin tham khảo