menu search
Đóng menu
Đóng

Giá đồng Thượng Hải giảm 5% do lo ngại về kinh tế Trung Quốc

16:08 10/03/2014

Giá đồng Thượng Hải giảm 5% trong ngày hôm nay 10/3 xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm, sau khi số liệu thương mại của Trung Quốc yếu đã gây ra lo ngại về ngành kim loại sau vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp trong nước đầu tiên của nước này vào tuần trước.

(VINANET) – Giá đồng Thượng Hải giảm 5% trong ngày hôm nay 10/3 xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm, sau khi số liệu thương mại của Trung Quốc yếu đã gây ra lo ngại về ngành kim loại sau vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp trong nước đầu tiên của nước này vào tuần trước.

Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 2, cán cân thương mại chuyển thành thâm hụt và bổ sung lo sợ suy giảm tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mặc dù điều này được đổ lỗi cho nghỉ Tết.

Lo lắng về nhu cầu do người tiêu dùng Trung Quốc vẫn chưa quay lại sau nghỉ Tết. Giá đồng London giảm xuống mức thấp gần ba năm sau khi giảm gần 4% trong hôm thứ sáu.

Nhà phân tích Chunlan Li của công ty tư vấn khai khoáng CRU ở Bắc Kinh cho biết nhu cầu yếu tố cơ bản chưa phục hồi lên những mức bình thường.

Hợp đồng đồng tháng 5 được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đã giảm 5% xuống 46.670 NDT (7.600 USD)/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009.

Việc bán ra mạnh mẽ trong các hợp đồng kim loại Thượng Hải đã lan ra trong tuần này, với giá nhôm ShFE tụt xuống đáy 5 năm, chì ShFE giảm thấp và kẽm giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 4 tháng.

Giá đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London đã giảm 1,6% xuống 6.670 USD/tấn. Trước đó giá đã giảm xuống 6.608 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ 25/6.

Nhưng các hợp đồng LME khác, với yếu tố cơ bản mạnh hơn đồng trong năm nay, đang giảm xuống mức thấp nhiều tuần.

Phản ánh nguồn cung phong phú, mức cộng của đồng tại Thượng Hải đã giảm 20 USD xuống 140 – 160 USD so với cuối tháng 1. Tổng lượng đồng nhập khẩu của Trung Quốc trong hai tháng đầu năm nay tăng 41,2% so với năm trước đó, đạt 915.000 tấn.

Trung Quốc là nước sử dụng đồng hàng đầu thế giới, chiếm 45% nhu cầu toàn cầu. Nhưng hầu hết nhập khẩu của Trung Quốc được sử dụng để huy động vốn, nơi các lô hàng được bán ở thị trường trong nước để tăng vốn đầu tư trong lĩnh vực lợi suất cao hơn như bất động sản. Lo lắng những thỏa thuận này có thể làm náo động các thương nhân trong hôm thứ sáu sau khi Trung Quốc ghi nhận vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp trong nước đầu tiên khi nhà sản xuất thiết bị năng lượng mặt trời Chaori Solar làm ăn thua lỗ, điều này đưa ra một dấu mốc cho luật lệ thị trường tại Trung Quốc.

Việc vỡ nợ này dự kiến buộc định giá lại rủi ro tín dụng mà có thể cộng thêm áp lực lên người đi vay, vốn đã yếu. Các ngành như kim loại và khai mỏ, đóng tàu và nguyên liệu được xem như lĩnh vực chính với nguy cơ vỡ nợ cao.

Lãi suất ngắn hạn của Trung Quốc và đồng nhân dân tệ giảm trong hôm nay 10/3 sau khi số liệu xuất khẩu bất ngờ yếu, đưa ra dự đoán Bắc Kinh đang lặng lẽ nới lỏng chính sách tiền tệ để củng cố tăng trưởng kinh tế đang lung lay.

Hơn nữa, tăng trưởng việc làm của Hoa Kỳ tăng tốc mạnh trong tháng 2 mặc dù thời tiết lạnh, làm giảm lo sợ về việc suy giảm kinh tế và Fed tiếp tục theo hướng giảm kích thích tiền tệ.

Các quỹ phòng hộ và các ngân hàng chuyển thị trường đồng thành bán ròng trong tuần tính đến 4/3, theo số liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn.

Căng thẳng leo thang tại Ukraine cũng giảm bớt nhu cầu. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã khiển trách Thủ tướng Nga Vladimir Putin cho rằng việc trưng cầu dân ý để Crimea quay lại sát nhập vào Nga là không hợp pháp và vi phạm hiến pháp của Ukraine.

H.Lan

Nguồn: Vinanet/ Reuters