menu search
Đóng menu
Đóng

Giá hàng hóa toàn cầu trong quý III/2012 tăng 10%

12:54 25/10/2012
Giá hàng hóa toàn cầu tăng 10% trong quý III/2012 do chi phí lương thực và năng lượng gia tăng trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết.

 

VINANET - Giá hàng hóa toàn cầu tăng 10% trong quý III/2012 do chi phí lương thực và năng lượng gia tăng trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết.

“Giá hàng hóa, dẫn đầu là lương thực và năng lượng, tăng 10% trong quý III/2012 do nguồn cung hạn chế”, Quỹ tiền tệ quốc tế cho biết trong báo cáo.

Con số này dựa trên Chỉ số giá hàng hóa chính của IMF (PCPI) phản ánh gia trọng trung bình đối với giá của 51 mặt hàng thiết yếu.

Những mặt hàng này được chia làm 3 nhóm chính: năng lượng, công nghiệp đầu vào (chủ yếu là những kim loại cơ bản) và thức ăn (trong đó lương thực là thành phần chính).

Trong khi đó, nguồn cung thiếu hụt do có liên quan đến thời tiết đẩy giá lương thực tăng cao, giá năng lượng tăng do nguồn cung hạn chế cũng như các mối lo ngại địa chính trị.

Chỉ số giá lương thực trong quý III/2012 tăng 8% so với quý trước đó.

IMF cho biết rằng, giá hàng hóa giảm trong quý II/2012 do nhu cầu suy yếu.

Theo IMF, sự gia tăng giá hàng hóa trong 3 tháng tiếp theo do “khí hậu làm gián đoạn vụ trồng chính – đậu tương, ngô, lúa mì – giá bán buôn đã tăng khoảng 24% trung bình 4 tháng qua”.

Hạn hán ở Mỹ là lý do chính làm gia tăng giá ngũ cốc và đậu tương “Ước tính vụ thu hoạch lúa mì cũng giảm ở khu vực Biển đen (Kazakhstan, Nga, và Ukraine) và Trung Quốc do điều kiện thời tiết bất lợi.

“Giá gạo vẫn ở mức khá ổn định mặc dù lo ngại nguồn cung cùng với mưa gió mùa ở mức trung bình thấp ở Ấn Độ dẫn đến lo ngại về thị trường những tháng mùa hè”, IMF cho biết.

Theo báo cáo, giá năng lượng toàn cầu tăng 14% trong quý III/2012. Xu hướng gia tăng này bởi không có kế hoạch và bảo trì các mỏ dầu ngoài khơi ở biển bắc, xuất khẩu dầu từ Iran thấp và lo ngại địa chính trị đang diễn ra.

Mặt khác, số liệu nghiên cứu của IMF cho thấy rằng giá kim loại trong quý III/2012 giảm và “giảm 28% so với mức cao vào tháng 4/2011 do nhu cầu suy yếu”.

Báo cáo cho rằng thị trường lo ngại về tăng trưởng kinh tế giảm sút và nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc suy yếu, trong đó nước này chiếm hơn 40% tiêu thụ kim loại cơ bản toàn cầu.

“Giá kim loại đã tăng trong tháng 9 do các gói kích thích kinh tế khác nhau về dự báo tăng trưởng kinh tế nhưng không chắc chắn và nhu cầu kim loại tăng cao, đặc biệt ở Trung Quốc”.

Nguồn:Internet