menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa thế giới sáng 2/11 đồng loạt giảm bởi tin xấu từ Hy Lạp

09:30 02/11/2011

Giá hàng hóa trên thị trường thế giới phiên 1/11 (kết thúc vào rạng sáng 2/11 giờ VN) giảm mạnh nhất trong vòng 1 tháng, do các nhà đầu tư bán tháo mọi thứ từ dầu tới đồng và cacao, sau khi những kế hoạch cứu trợ Hy Lạp có nguy cơ tan vỡ và khu vực đồng euro lại rơi vào khả năng suy thoái cao.
   
   

   * Kế hoạch trưng cầu dân ý của Hy Lạp kéo hàng hóa đồng loạt giảm giá mạnh

 

   * CRB giảm mạnh nhất kể từ 30/9 do dầu và đồng giảm thê thảm

 

   * Vụ MF Global ảnh hưởng tới mậu dịch ngũ cốc, vụ thu hoạch kém ở Tây Phi ảnh hưởng tới cacao

 

(VINANET) – Giá hàng hóa trên thị trường thế giới phiên 1/11 (kết thúc vào rạng sáng 2/11 giờ VN) giảm mạnh nhất trong vòng 1 tháng, do các nhà đầu tư bán tháo mọi thứ từ dầu tới đồng và cacao, sau khi những kế hoạch cứu trợ Hy Lạp có nguy cơ tan vỡ và khu vực đồng euro lại rơi vào khả năng suy thoái cao.

 

Hoạt động tại các nhà máy Trung Quốc chậm lại và sản xuất ở các nền kinh tế lớn khác của châu Á suy giảm cộng với sự phá sản của hãng môi giới MF Global như cơn bão lớn tàn phá thị trường hàng hóa và chứng khoán toàn cầu.

 

Chứng khoán phố Wall giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần, giá vàng giảm phiên thứ 2 liên tiếp. Các nhà đầu tư lại quay ngoắt lại với thị trường hàng hóa để tìm tới những tài sản an toàn như đồng đô la Mỹ, khiến đồng tiền xanh tăng giá mạnh nhất trong vòng 3 tháng trong khi euro giảm giá mạnh.

 

Nhà đầu tư hoảng sợ trước thông tin Hy Lạp bất ngờ tiến hành trưng cầu dân ý về kế hoạch cứu trợ mới của Liên minh châu Âu dành cho Hy Lạp và những điều kiện thắt chặt ngân sách đi kèm. Phiên trước đó, vụ sụp đổ của MF Global đã khiến nhà đầu tư lo lắng.

 

Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tối 31/10 tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về gói cứu trợ mới của Liên minh châu Âu (EU) dành cho nước này.  

 

Thủ tướng Papandreou cũng cho biết ông sẽ yêu cầu tiến hành cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội để đảm bảo chính sách của chính phủ trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 4 năm (tới năm 2013) được ủng hộ.

 

Ngoài ra, thông tin về lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc và Mỹ khiến thị trường trở nên lo lắng về triển vọng kinh tế toàn cầu. Sản xuất Trung Quốc rơi xuống mức tăng trưởng kém nhất từ tháng 2/2009. Tại Mỹ, lĩnh vực sản xuất tháng 10/2011 tăng trưởng thấp hơn dự báo của giới chuyên gia, hàng tồn kho giảm.

 

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 297,05 điểm tương đương 2,48% xuống 11.657,96 điểm; Chỉ số S&P 500 hạ 35,02 điểm tương đương 2,79% xuống 1.218,28 điểm; Chỉ số Nasdaq hạ 77,45 điểm tương đương 2,89% xuống 2.606,96 điểm; Mới chỉ sau 2 phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số S&P 500 đã mất tới 5%.

 

Phiên ngày thứ Ba trên thị trường châu Âu, chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh hạ 2,21%; chỉ số DAX của thị trường Đức mất 5%; chỉ số CAC 40 của thị trường Pháp mất 5,38%.

 

Các chỉ số đo sự sợ hãi tăng điểm nhanh trở lại sau khi hạ mạnh trong tháng 10/2011. Chỉ số Vstoxx của TTCK châu Âu tăng 11% trong phiên hôm qua còn chỉ số VIX đo bất ổn trên TTCK Mỹ tăng 16% và tăng 42% trong 2 ngày đầu tuần.

 

Chỉ số 19 nguyên liệu CRB Reuters-Jefferies giảm 1,5% phiên vừa qua, mức giảm mạnh nhất kể từ 30/9.

 

Dầu thô Mỹ - chiếm phần chủ đạo trong chỉ số CRB, giảm phiên thứ 3 liên tiếp, với mức giảm 1% trong phiên vừa qua.

 

Dầu đã tăng 18% trong tháng 10, tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2009, nhưng đang quay ngược xu hướng giá sau những thông tin xấu về khủng hoảng khu vực đồng euro.

 

Đồng giảm giá gần 4% tại London và New York, tiếp tục biến động mạnh như trong quý 3.

 

Trên thị trường ngũ cốc, đậu tương Mỹ xuống mức thấp nahats 3 tuần, trong bối cảnh giao dịch náo loạn sau khi hãng môi giới mF Global bị phá sản.

 

MF Global thất bại trong việc bảo vệ  tài khoản của khách hàng bằng cách giữ chúng riêng biệt khỏi các quỹ của họ. Tuy nhiên, hành động này của hãng lại vi phạm nguyên tắc cơ bản về môi giới kỳ hạn, và có thể gây rủi ro cho tiền của khách hàng, đồng thời làm xói mòn lòng tin trên thị trường.

 

Cacao cũng giảm giá, giảm gần 4% tại New York và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009 tại London.

 

Giá hàng hóa thế giới

 

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so theo năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

91,40

-1,78

-1,9%

0,0%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

108,86

-0,70

-0,6%

 14,9%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,781

 -0,153

-3,9%

-14,2%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1711,80

 -13,40

-0,8%

 20,4%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1718,76

 4,81

 0,3%

 21,1%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 350,25

 -12,95

-3,6%

-21,2%

Đồng LME

USD/tấn

 7753,75

-236,25

-3,0%

-19,2%

Dollar

 

 77,288

1,122

 1,5%

 -2,2%

CRB

 

315,230

 -4,610

-1,4%

 -5,3%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

654,25

 7,25

 1,1%

4,0%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1192,25

 -15,25

-1,3%

-14,5%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

630,00

 1,75

 0,3%

-20,7%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 223,65

-3,30

-1,5%

 -7,0%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2600,00

 -96,00

-3,6%

-14,3%

Đường Mỹ

US cent/lb

25,34

-0,43

-1,7%

-21,1%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 32,731

 -1,623

-4,7%

5,8%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1579,40

 -22,20

-1,4%

-11,2%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 635,00

 -16,15

-2,5%

-21,0%

(T.H – Reuters)