menu search
Đóng menu
Đóng

Kế hoạch gia hạn thuế giày dép của châu Âu bị bác bỏ

14:11 24/11/2009
Các quốc gia thành viên của liên minh châu Âu (EU) đã phản đối một kế hoạch gia hạn thuế chống phá giá đối với giày dép Việt Nam và Trung Quốc.
Cuộc bầu cử trong Ủy ban chống phá giá của các quốc gia thành viên này là một sự lúng túng đối với bà Baroness Ashton - Ủy viên hội đồng thương mại, người đã ủng hộ cho sự gia hạn thuế. Phiếu bầu 15/10, với 2 người không bỏ phiếu, đã nhấn mạnh khó khăn trong việc xúc tiến một thỏa thuận cho một trong những tranh luận thương mại mang tính quyết định nhất đối phó với liên minh.
Tính phức tạp của nhiệm vụ đó càng tăng thêm do một cuộc khủng hoảng kinh tế đã tạo thêm mối lo sợ về chủ nghĩa bảo hộ và thêm một yếu tố căng thẳng mới cho các mối quan hệ thương mại của EU với Trung Quốc.
Theo các quan chức của Ủy ban, các quốc gia thành viên có thể thay đổi quan điểm của họ trước một cuộc bầu cử cuối cùng vào tháng tới. Họ cũng được hiểu là đang khám phá một cách mới để đưa ra một số bảo đảm luật pháp mà sự gia hạn 15 tháng đã đề xuất nếu được phê chuẩn sẽ không được đổi mới lại. Ủy ban đã không thành công trong việc đảm bảo hỗ trợ của họ khi lần đầu tiên đưa ra loại thuế này cách đây 3 năm. Về cơ bản, nó đã trở nên phổ biến sau một cuộc vận động được đánh dấu bởi những luận điệu về thỏa thuận không được công khai và hoạt động tích cực ở hành lang nghị viện.
Tuy nhiên, những người phản đối thuế này bao gồm ông Lord Mandelson - Thư ký thương mại Anh đã nắm lấy quyền bầu cử để tranh cãi rằng Ủy ban nên từ bỏ. Ông nói “Tôi hoan nghênh kết quả của cuộc họp ngày hôm nay và đề xuất Ủy ban phản ánh quan điểm của phần lớn các quốc gia thành viên và chấm dứt những thuế này”.
Các nhà bán lẻ như Clarks và Adidas gia tăng hoạt động sản xuất thuê ngoài tới châu Á cũng đã tán thành với Uỷ ban. Ông Manfred Junkert - Giám đốc liên bang ngành giày dép Đức cho biết: “Kết quả của ngày hôm nay là một sự bầu cử ủng hộ cho thương mại châu Âu, thương mại tự do và quan trọng nhất là những người tiêu dùng châu Âu”.
Một đại diện cho bà Ashton cho biết Ủy ban sẽ “cân nhắc kỹ lưỡng” quan điểm của các quốc gia thành viên và từ chối bình luận thêm bất cứ điều gì.
Ông Lord Mandelson đề xướng mức thuế 16.5% cho nhập khẩu của Trung Quốc và 10% cho Việt Nam trong năm 2006 khi ông còn là một ủy viên thương mại trong hoàn cảnh hoạt động nhập khẩu trào dâng. Ông chọn lựa cho một thời kỳ 2 năm hơn là 5 năm như bình thường vì biết rõ những mối lo do trường hợp này gây ra.
Đề xuất của bà Ashton về sự gia hạn 15 tháng được dự định áp dụng cho đến khi có một thỏa thuận khác.
Các quan chức của Ủy ban đã tranh cãi rằng thuế này cho đến nay đã được áp dụng ít gây tổn thất cho người tiêu dùng, giá cả tăng cao tới một mức trung bình chỉ 1.50 Euro mỗi đôi giày, trong khi vẫn hỗ trợ các nhà sản xuất thực hiện quá trình tái cấu trúc.
Một nhà ngoại giao cho biết cuộc bầu cử này thiếu một sự tán thành thương mại tự do hơn một sự gia hạn gián đoạn sau khi Ủy ban đã từ bỏ một thỏa thuận chính trị từ năm 2006 để cho phép thuế này mất hiệu lực sau 2 năm. Ông nói “Chúng ta đã kết thúc trong một tình huống mà bạn không thể tín nhiệm vào Ủy ban. Hiện tại, đó là thời kỳ hoàn vốn”.

Nguồn:Báo đầu tư