menu search
Đóng menu
Đóng

Năm 2015 thị trường cua thế giới sẽ khởi sắc

11:22 04/03/2015
NK cua huỳnh đế của Mỹ từ Nga năm 2014 chỉ tăng 19,9% vì NK chững lại trong 2 tháng cuối năm. NK cua huỳnh đế từ các nước tăng 14,7%, NK cua tuyết giảm 12,6% trong năm 2014. NK cua huỳnh đế của Nhật Bản năm 2014 giảm 31% so với năm 2013 trong khi NK cua tuyết tăng 18%.
NK cua huỳnh đế của Mỹ từ Nga năm 2014 chỉ tăng 19,9% vì NK chững lại trong 2 tháng cuối năm. NK cua huỳnh đế từ các nước tăng 14,7%, NK cua tuyết giảm 12,6% trong năm 2014. NK cua huỳnh đế của Nhật Bản năm 2014 giảm 31% so với năm 2013 trong khi NK cua tuyết tăng 18%.

Năm 2015 sẽ là một năm khởi sắc của hầu hết các nhà kinh doanh cua ghẹ. Tồn kho tất cả các mặt hàng ở mức khá tốt do hạn ngạch tăng, giá nhiên liệu cho các nhà chế biến giảm và giá thị trường đang đạt các mức có lợi cho dịch vụ thực phẩm và bán lẻ.

Giá cua huỳnh đế năm 2014 tiếp tục xu hướng giảm của những năm trước với giá cua huỳnh đế đỏ giảm mạnh nhất.

Khai thác cua ở vùng Viễn Đông (Nga)

Khai thác cua ở vùng Viễn Đông của Nga giảm trong năm 2014. Giữa tháng 1/2015, chỉ có 18 tàu khai thác cua hoạt động ở vùng biển này. Hạn ngạch khai thác cua huỳnh đế của Nga năm 2015 tăng 8% đạt 26.602 tấn.

Khai thác ở vùng biển Barents:

Cua huỳnh đế đỏ ở vùng biển Barents được khai thác bởi các nhà chế biến của Nga và Na Uy. Các nhà chế biến Na Uy đã XK 562 tấn cua huỳnh đế đỏ sống sang Hàn Quốc năm 2014.

Sản lượng cua opilio ở vùng biển Barents khai thác bởi Na Uy tăng năm 2014. Theo Hội đồng Xuất khẩu Thủy sản Na Uy, có 200 tấn được khai thác năm 2013 và tăng lên 4.000 tấn năm 2014. Nhiều chuyên gia dự báo sản lượng sẽ tăng lên khoảng 75.000 tấn trong 10 năm tới. Chất lượng cua opilio khá tốt với giá cả phải chăng.

Nhật Bản

Đồng yên yếu gây khó khăn cho các nhà NK Nhật Bản khi phải cạnh tranh với các nhà NK cua của Mỹ. Cùng với giá cua huỳnh đế đỏ của Nga tăng cao năm 2014, các nhà kinh doanh cua của Nhật Bản phải chuyển hướng sang NK cua tuyết với giá rẻ hơn.

Cua huỳnh đế: NK cua huỳnh đế đỏ của Nga vào Nhật Bản tháng 12/2014 tăng 61% so với năm 2013. Tuy nhiên, NK cua huỳnh đế vào Nhật Bản từ các nguồn cung năm 2014 giảm 3.060 tấn, tương đương 31% so với năm 2013. Tổng NK cua huỳnh đế chế biến năm 2014 đạt 6.912 tấn. Sản phẩm cua của Nga chiếm 79% tổng NK cua huỳnh đế vào Nhật Bản. Giá trung bình cua huỳnh đế chế biến tăng 52% năm 2014.

Cua tuyết: NK cua tuyết chế biến từ các nguồn vào Nhật Bản tăng 12% trong tháng 12/2014. Tổng NK năm 2014 tăng 18% đạt 24.295 tấn so với 20.503 tấn của năm 2013. Giá cua tuyết chế biến cũng tăng 22%. Nhật Bản NK mặt hàng này từ các nguồn cung mới như khu vực biển Barents và Na Uy. Cua opilio NK từ các nguồn mới này chiếm 7% tổng NK và có thể tăng năm 2015.

Cua tuyết Bairdi: Có thông tin cho rằng NK cua tuyết bairdi Alaska vào Nhật Bản giảm mạnh, tuy nhiên một số công ty Mỹ cho biết đã XK một khối lượng lớn sang Nhật Bản. Một số nhà NK cua lớn của Nhật Bản cho rằng họ giảm NK do giá cao và đồng yên yếu.

Mỹ

Năm 2014 là năm có nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với cua huỳnh đế. Sản lượng trong nước và NK đều tăng trong khi giá giảm. NK cua huỳnh đế của Mỹ từ Nga trong tháng 12 giảm 79% so với cùng kỳ năm 2013.

NK cua tuyết năm 2014 giảm 21,9%. Canada là nhà cung cấp lớn nhất, chiếm 86%. NK cua opilio từ Nga giảm 31,6% năm 2014 và Nga chủ yếu XK sang Nhật Bản. Giao dịch cua opilio trầm lắng và nhiều nhà cung cấp tiếp tục giảm giá để xúc tiến bán hàng.

Sản lượng cua opilio ở biển Barents tăng và trở thành nguồn thay thế cho các sản phẩm cua của Canada và Alaska.

Trước đây, cua bairdi được bán sang Nhật Bản, tuy nhiên năm 2015 sản phẩm này đã có cơ hội tiếp cận thị trường trong nước.

Nguồn: Vasep.com.vn