menu search
Đóng menu
Đóng

Ngành dệt may Sri Lanka mất thị phần tại Mỹ, EU

15:57 02/07/2013
Mặc dù gia tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ và EU, Sri Lanka đang mất dần thị phần vào các nước cạnh tranh như Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan và Campuchia, báo cáo của Viện nghiên cứu chính sách (IPS) cho biết.

VINANET - Mặc dù gia tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ và EU, Sri Lanka đang mất dần thị phần vào các nước cạnh tranh như Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan và Campuchia, báo cáo của Viện nghiên cứu chính sách (IPS) cho biết.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu ở cả hai thị trường Mỹ và EU đã tăng đáng kể nhưng thị phần thị trường xuất khẩu hàng may mặc của Sri Lanka vẫn mất vị trí. Sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong nhiều năm qua phần lớn do chuyển hướng xuất khẩu may mặc Sri Lanka từ Mỹ sang EU, IPS cho biết trong một công bố gần đây.

Sri Lanka đang mất dần thị phần thị trường tại Mỹ từ 2,3% năm 2005, xuống còn 1,8% năm 2011. Sri Lanka đang mất các thị trường như Pakistan, Việt Nam, Bangladesh, Indonesia và Campuchia. Thị phần của Pakistan tại thị trường may mặc Mỹ dưới mức 1,8% của Sri Lanka năm 2005 nhưng hiện tại đạt 2,1%. Đa dạng hóa các sản phẩm của mình, quảng bá và đầu tư lớn trong các lĩnh vực giá trị gia tăng bao gồm máy may, khâu, đan, quá trình khâu và hoàn thiện đã đóng góp vào sự phát triển của Pakistan, IPS cho biết.

Trong khi Sri Lanka thành công trong việc thâm nhập thị trường EU, năm 2010 và năm 2011 giảm nhẹ thị phần so với năm 2009. Hơn nữa, Sri Lanka đang mất chỗ đứng của mình do Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập của EU bị xói mòn. Xuất khẩu dệt may của Sri Lanka sẽ đối mặt với mức thuế cao hơn theo cải cách mới mà sẽ có hiệu lực từ năm 2014.

Trong khi đó Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chiếm hơn một nửa thị phần xuất khẩu dệt may tại EU, Sri Lanka đã mất thị phần cho các nước đối thủ cạnh tranh như Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan và Campuchia. Bangladesh đã đặc biệt thành công trong việc thâm nhập thị trường EU, với mức tăng 6,2% năm 2009, lên 11,2% năm 2011.

Bangladesh được hưởng lợi từ Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP Plus) và Pakistan cũng sẽ đủ điều kiện theo cải cách mới. Ngoài ra, Ấn Độ sẽ ký một thỏa thuận thương mại tự do với EU vào năm 2014 mà sẽ đảm bảo lợi ích nhập khẩu hàng may mặc Ấn Độ thông qua ưu đãi thuế quan.

Với các nước đối thủ cạnh tranh đạt được từ ưu đãi thuế quan, đảm bảo thị phần tại thị trường EU sẽ là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với Sri Lanka năm 2014 và xa hơn nữa. Bởi vậy, cấp thiết phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng may mặc Sri Lanka. Về mặt này, Sri Lanka đã nhanh chóng thâm nhập thị trường mới như Thổ Nhĩ Kỳ và Vương quốc Ả rập thống nhất, IPS cho biết.

Bloomberg

Nguồn:Internet