menu search
Đóng menu
Đóng

Nhập khẩu khí hóa lỏng giảm mạnh

11:15 18/05/2015

Bốn tháng đầu năm 2015, nhập khẩu khí hóa lỏng của Việt Nam tăng về lượng nhưng giảm về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

(VINANET) – Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 4/2015 cả nước đã nhập khẩu 82,4 nghìn tấn khí hóa lỏng, trị giá 44,7 triệu USD, giảm 25,4% về lượng và giảm 24,9% về trị giá so với tháng trước đó, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 4/2015, Việt Nam đã nhập khẩu 336,8 nghìn tấn, trị giá 179,8 triệu USD, tăng 62,4% về lượng, nhưng giảm 7,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu là nguồn cung chính mặt hàng khí hóa lỏng cho Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay, chiếm tới 39%, với lượng nhập là 133,9 nghìn tấn, trị giá 74,1 triệu USD; đứng thứ hai là thị trường Cô Oét chiếm 32% với 108,1 nghìn tấn, trị giá 57,5 triệu USD; kế đến là thị trường với 69,4 nghìn tấn, chiếm 21%, trị giá 33,2 triệu USD.

Ngoài ba thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu khí hóa lỏng từ các thị trường khác như Hàn Quốc, Indonesia, Australia…

Cơ cấu thị trường cung cấp khí hóa lỏng cho Việt Nam trong 4 tháng 2015 – ĐVT: %

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ từ TCHQ)

Thị trường:

Trong tháng 4/2015, giá khí gas trong nước đã được điều chỉnh giảm 4.500 đ/bình, như vậy giá khí gas đến tay người tiêu dùng xuống còn  305.000 – 310.000 đ/bình 12 kg. Nguyên nhân giá tăng được lý giải do giá CP trên thế giới giảm (15 USD/tấn), các doanh nghiệp kinh doanh LPG đầu mối đã điều chỉnh giảm giá bán LPG trong nước, mức giảm khoảng từ 2.890 - 4.500 đồng/bình 12kg, tùy từng doanh nghiệp và từng địa điểm bán hàng; thời gian thực hiện từ 01/4/2015.

Đây là lần điều chỉnh giảm lần thứ hai kể từ đầu năm 2015 tới nay, trước đó hồi đầu tháng 1/2015, giá khí gas được điều chỉnh giảm tới 33.000 đ/bình.

Giá bán buôn tại các kho cảng và đầu mối giao nhận: Giá bán giảm từ 240.842 – 342.983 đồng/tấn (giảm từ 1,5% - 2,3% so với tháng 3/2015).

- Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (giá bán lẻ bình quân đến người tiêu dùng): khoảng 301.500 đồng/bình 12kg, mức giảm 4.500 đồng/bình 12kg (tỷ lệ giảm khoảng 1,5% so tháng 3/2015).

- Khu vực Hà Nội (giá bán bình quân đến Tổng đại lý và đại lý): khoảng 201.000 đồng/bình 12kg (mức giảm 3.500 đồng/bình 12kg, tỷ lệ giảm 1,7% so tháng 3/2015). Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng khoảng 319.500 đồng/bình 12kg (mức giảm khoảng 3.000 đồng/bình, tương đương với tỷ lệ giảm là 0,93% so với tháng 3/2015).

Nguồn cung LPG từ sản xuất trong nước của Nhà máy Dinh Cố và Dung Quất ổn định 28.000 tấn (bằng 48,3% nhu cầu).

Thống kê mức điều chỉnh giá LPG theo kê khai giá của 7 doanh nghiệp như sau:

Đơn vị kinh doanh LPG
Đơn vị tính
Mức giá kê khai liền kề trước

Mức giá kê khai
từ ngày 01/04/2015

Mức điều chỉnh

Tỷ lệ điều chỉnh
%

đ/kg
đ/bình 12kg
Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc
Đ/tấn
15.787.959
15.547.117
-241
-2.890
-1,53

Tổng công ty khí Việt Nam - Công ty Kinh doanh sản phẩm khí

Đ/tấn
14.808.942
14.465.959
-343
-4.116
-2,3
Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn
Đ/tấn
(Hải Phòng)
13.546.290
13.289.778
-257
-3.078
-1,89
Đ/tấn
(Hồ Chí Minh)
13.620.389
13.364.517
-256
-3.070
-1,88
Tổng công ty Gas Petrolimex - Công ty cổ phần
(khu vực Hà Nội)
Đ/tấn
15.532.000
15.290.000
-242
-2.904
-1,56
Đ/bình 12 kg
199.848
196.944
-242
-2.904
-1,5
Công ty TNHH thương mại Trần Hồng Quân
Đ/bình 12 kg
(HN)
 
209.500
205.500
-333
-4.000
-1,9
Đ/tấn
(Hải Phòng)
14.386.000
14.080.000
-306
-3.672
-2,1
Công ty TNHH MTV dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro)
Đ/bình 12 kg
304.500
300.000
-375
-4.500
-1,5
Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng Miền Nam
Đ/bình 12 kg
307.500
303.000
-375
-4.500
-1,5

(Nguồn số liệu: Cục Quản lý giá Bộ Tài Chính)

Thế giới

Từ ngày 01/4/2015, giá CP (contract price) trên thị trường thế giới tháng 4/2015 do Công ty Aramco của Ả Rập công bố giảm so với tháng 3/2015. Theo đó, giá CP bình quân tháng 4/2015 là 465 USD/tấn, giảm 15 USD/tấn (tháng 3/2015: 480 USD/tấn), tỷ lệ giảm khoảng 3,1%.

Thông tin thị trường

Nga phê chuẩn thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Trung Quốc

Tân hoa xã đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 2/5 đã phê chuẩn thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua tuyến Đường ống phương Đông.

Trước đó, thỏa thuận trên đã được Hạ viện Nga (Duma Quốc gia) thông qua ngày 24/4 và cũng được Thượng viện Nga (Hội đồng Liên bang) phê chuẩn 5 ngày sau đó.

Ai Cập vay 500 triệu USD của WB để mở rộng mạng lưới khí đốt

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi vừa ký phê chuẩn thỏa thuận vay 500 triệu USD của Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm tài trợ cho các dự án mở rộng mạng lưới cung cấp khí đốt tự nhiên phục vụ cho 1,5 triệu hộ gia đình.

Các thỏa thuận ban đầu giữa chính quyền Cairo với WB đã được ký kết hồi tháng Chín năm ngoái. Với việc kết nối các hộ gia đình mới vào hệ thống cung cấp khí tự nhiên của đất nước Kim tự tháp, Ai Cập dự định sẽ tiết kiệm được 301,5 triệu USD hàng năm tiền trợ giá nhiên liệu.

Theo thông tin từ WB, khoảng 75% hộ gia đình Ai Cập dựa vào trợ cấp khí đốt truyền thống của chính phủ với mức giá chính thức chỉ có 8 LE (tương đương 2 USD/bình).

WB hiện đang tài trợ cho 26 dự án phát triển tại Ai Cập với tổng giá trị 5,4 tỷ USD.

EU muốn tăng cường đầu tư khai thác khí đốt tại Algeria

Ngày 5/5, Algeria và Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành đối thoại cấp cao về năng lượng nhằm tăng cường quan hệ trên lĩnh vực dầu khí, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng hiệu quả năng lượng.

Algeria là một trong số ít các nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy của châu Âu. Quốc gia này bảo đảm đáp ứng khoảng 15% nhu cầu khí đốt của thị trường châu Âu, thông qua 3 đường ống dẫn khí tới Tây Ban Nha và Italy.

Turkmenistan sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên cho EU từ năm 2019

Liên minh châu Âu (EU) vừa thông báo 28 nước thành viên có thể bắt đầu nhận nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Turkmenistan vào năm 2019. Đây là một phần trong nỗ lực của EU nhằm giảm bớt sự phụ thuộc năng lượng vào Nga.

Tuy nhiên, giới chức Turkmenistan cho biết nước này đang tiến hành thương lượng với đối tác châu Âu để sớm cung cấp cho EU từ 10 đến 30 tỷ m3 khí đốt mỗi năm.

Nga hiện đang cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu khí đốt cho khu vực Tây Âu. Tuy nhiên, Moskva đã khiến phương Tây lo ngại về sự ổn định của nguồn cung này trong thập niên qua khi 2 lần cắt nguồn cung do xảy ra tranh chấp giá khí đốt với Ukraine, gây ra tình trạng khan hiếm khí đốt tại nhiều nước EU.

Hương Nguyễn

Nguồn: Vinanet tổng hợp

 

Nguồn:Vinanet