menu search
Đóng menu
Đóng

Nhiều quốc gia châu Á bị tổn thương do giá lương thực tăng cao

11:22 31/03/2008
Giá lương thực tăng vọt đã làm tổn thương một số quốc gia có nhu cầu gạo lớn tại châu Á.
Nhưng đối với Thái Lan và Việt Nam, 2 nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, thì đây lại là cơ hội lớn khi mà giá gạo bán ra hiện đã ở mức trên 600USD/ tấn.
"Các quốc gia châu Á đều nhận thức được mối quan hệ khăng khít giữa ổn định chính trị và ổn định giá lương thực" Ông Jonathan Pincus, trưởng văn phòng kinh tế của UNDP tại Việt Nam phát biểu. Do vậy, các chính phủ trong khu vực này đang tìm mọi cách để duy trì sự ổn định giá lương thực, đặc biệt là lương thực thiết yếu.
Cuối tháng 2, Thái Lan đã bán gạo với giá trên 500USD/tấn, tăng hơn 100USD so với một tháng trước đó. Cùng lúc đó thì giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng đạt mức 460USD/tấn, cao hơn gấp đôi so với giá cùng kỳ năm trước.
Theo ông Andrew Speedy, Đại diện tổ chức Nông lương thế giới của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam, tình trạng này là khá nghiệm trọng, nó sẽ làm tổn thương đến tất cả mọi người, đặc biệt là người nghèo.
Chỉ trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 150 triệu USD, tăng 78% so với cùng kỳ năm ngoái, phần lớn trong số này là từ Philippine.
Tháng trước, tổng thống Philippine Gloria Arroyo đã đề nghị Việt Nam đảm bảo việc bán gạo cho nước này bởi năm nay dự kiến Philippine sẽ phải nhập 2 triệu tấn gạo.
Năm ngoái, sản lượng gạo của Philippine đạt 6,44 triệu tấn, trong khi nhu cầu lên tới 11,8 triệu tấn/năm. Ông Emmanuel Salonga, phát ngôn của cơ quan lương thực quốc gia, cho biết " Dân số của chúng tôi đang tăng, diện tích đất canh tác lại giảm do một phần bị chuyển sang mục đích khác, do đó chúng tôi không thể đảm bảo được nhu cầu lương thực".
Tại Indonesia, trong hơn một thập kỷ qua, tuy sản lượng lương thực tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng dân số nhưng chính phủ Indonesia vẫn phải nhập khẩu thêm lương thực. Năm ngoái Indonesia đã nhập 1,5 triệu tấn lương thực. Để đảm bảo sự ổn định, chính phủ phải mua và bán gạo từ các kho dự trữ, thiết lập lại thuế nhập khẩu, trợ giá mạnh khi bán lương thực cho dân nghèo thậm chí ngay cả khi giá tăng.
Chính phủ Indonesia và Philippine đang cố gắng kiếm được các hợp đồng dài hạn từ các nước xuất khẩu gạo, nhưng ai sẽ là người chịu ký các hợp đồng cung cấp dài hạn khi giá mặt hàng này đang tăng nhanh và đều đặn? Do đó các nước nhập khẩu sẵn sàng trả giá cao hơn cho các hợp đồng giao sau.
Tại Bangladesh, với dân số 144 triệu, giá lương thực đã tăng gấp đôi chỉ trong 1 năm. Mức tăng gấp nhiều gần so với thu nhập của người dân. Mọi người dân Bangladesh đã phải cắt chi tiêu từ nhu cầu khác để tập trung vào mua lương thực. Năm nay Bangladesh cần nhập tới 3 triệu tấn lương thực vì những tổn thất do lũ lụt giữa năm 2007 và cơn bão tàn khốc tháng 11 năm ngoái.
Một phần trong số đó sẽ nhập từ Ấn Độ, nhưng hiện nay New Delhi đã tạm ngưng xuất khẩu lương thực trừ gạo Basmati để ổn định giá trong nước. Ấn Độ cho phép xuất khẩu 3,2 triệu tấn gạo không phải Basmati trong nửa đầu năm tài khoá này nhưng từ tháng 10 đến nay không hợp đồng mới nào được ký. Hành động này đã gây phản ứng cho Hiệp hội xuất khẩu gạo Ấn Độ .
Tuy nhiên, hiện vẫn có một số quốc gia không bị ảnh hưởng trước tình hình giá lương thực tăng. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hiện có khả năng tự cung lương thực và bảo vệ lĩnh vực gạo của họ bằng các biện pháp như tăng thật cao thuế nhập khẩu hay trợ cấp mạnh cho nông nghiệp.
Ở Nhật, giá gạo chất lượng cao thậm chí đang có xu hướng giảm do nhu cầu giảm khi giới trẻ Nhật chuyển sang dùng  bánh mì và thức ăn kiểu phương tây.
Tại Trung Quốc, đợt giá rét lịch sử đầu năm cũng không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng vì thời điểm đó không phải là mùa gieo trồng. Giá lạnh có thể khiến giá tăng nhưng chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp giảm thuế và trợ cấp để làm dịu áp lực này.
 

Nguồn:Internet