menu search
Đóng menu
Đóng

Số liệu thương mại của Trung Quốc cho thấy sự ảnh hưởng của giá hàng hóa lao dốc

15:58 09/02/2015

Số liệu thương mại tháng 1 của Trung Quốc yếu một cách rõ ràng, trong khi xuất khẩu giảm nhẹ là một lo ngại, nhập khẩu lao dốc mạnh đáng kể không tồi tệ như vẻ của nó.

(VINANET) – Số liệu thương mại tháng 1 của Trung Quốc yếu một cách rõ ràng, trong khi xuất khẩu giảm nhẹ là một lo ngại, nhập khẩu lao dốc mạnh đáng kể không tồi tệ như vẻ của nó.

Xuất khẩu đã giảm 3,3% so với một năm trước ngược với dự đoán trung bình là tăng 6,3%, trong khi nhập khẩu lao dốc 19,9%, giảm mạnh nhất kể từ tháng 5/2009, thời điểm khi nền kinh tế này đang đối phó với suy thoái toàn cầu. Các số liệu thương mại này được xem dưới dạng % trị giá bằng đồng đô la. Số liệu này không được tính dưới dạng khối lượng và điều này đặc biệt quan trọng khi xem xét nhập khẩu hàng hóa. Trong khi giá trị nhập khẩu hàng hóa đã giảm từ tháng 1/2014 tới tháng 1/2015, còn khối lượng vẫn tương đối tốt.

Không thể kết luận rằng nền kinh tế của Trung Quốc là mạnh, nhưng cũng còn xa mức yếu đến mức hoảng loạn. Về tổng thể, nhập khẩu hàng hóa sẽ có xu hướng hỗ trợ quan điểm rằng nền kinh tế Trung Quốc không nét, không có đà phát triển trong cả hai chiều hướng.

Nhập khẩu dầu thô là 6,59 triệu thùng/ngày trong tháng 1, chỉ giảm 0,6% so với tháng 1 năm ngoái. Nhập khẩu dầu thô đã giảm gần 8% từ tháng 12, nhưng tháng đó ghi nhận mức 7,15 triệu thùng/ngày do Trung Quốc tận dụng giá dầu giảm hơn 50% để lưu kho dự trữ chiến lược và kho dự trữ thương mại.

Toàn bộ năm 2014, nhập khẩu dầu thô đạt trugn bình 6,17 triệu thùng/ngày, nghĩa là nhập khẩu trong tháng 1 vẫn trên mức trung bình 12 tháng trước đó, không hẳn là yếu kém. Sự khác nhau là trong giá phải trả. Trong tháng 1/2014, số liệu hải quan Trung Quốc cho thấy giá trung bình trả cho một thùng dầu là 108,67 USD. Số liệu tháng 1 năm nay chưa có, nhưng giá trong tháng 12 là 77,52 USD/thùng, một số liệu đó sụt giảm do giá dầu thô Brent giảm.

Nhập khẩu quặng sắt là 78,57 triệu tấn trong tháng 1, giảm 9,5% so với cùng tháng năm ngoái và cùng khối lượng trong tháng 12. Nhập khẩu trong tháng 1 luôn có thể giảm do các nhà máy thép đã chất đầy hàng hóa, tận dụng lợi thế hay sự sụt giảm của quặng sắt trong nửa cuối năm ngoái.

Nhập khẩu quặng sắt đạt trung bình 77,7 triệu tấn một tháng trong năm 2014, nghĩa là giống dầu thô, số liệu trong tháng 1 trên mức trung bình của năm nhập khẩu mạnh nhất được ghi nhận.

Giá trả cho quặng sắt trong tháng 1/2014 là 127,68 USD/tấn, tháng 12 giảm xuống 75,61 USD/tấn và một lần nữa vẫn đang hướng tới giảm giá.

Nhập khẩu đồng chưa gia công là 410.000 tấn trong tháng 1, giảm 2,4% so với tháng 12 và 24,1% so với cùng tháng năm ngoái.

Với nhập khẩu đồng chưa gia công đạt trung bình 378.400 tấn/tháng trong năm 2014, nghĩa là tháng 1 năm nay theo xu hướng trung bình gần đây. Giá đồng đã tinh chế trong tháng 1/2014 là 7.419,9 USD/tấn, vào tháng 12 giảm xuống 6.716,9 USD/tấn.

Trong tháng 1, nhập khẩu của ba hàng hóa chính tăng so với mức trung bình năm ngoái, trong khi giá mua giảm đáng kể.

Hàng hóa duy nhất thực sự yếu kém là than, có nhập khẩu giảm xuống 16,78 triệu tấn trong tháng 1, giảm 38,4% so với tháng 12 và giảm mạnh 53,3% so với tháng 1/2014.

Nhập khẩu than đang phải thận trọng từ các quy định mới về chất lượng, nguồn cung trong nước dồi dào và tiếp theo là những nỗ lực hạn chế sử dụng nhiên liệu này để giảm ô nhiễm môi trường.

Tổng thể, bức tranh cho thấy khối lượng nhập khẩu hàng hóa vẫn giữ vững và có nhiều lý do cho việ sục giá trị nhập khẩu sụt giảm mạnh là do giá lao dốc.

Tương tự như vậy các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải trả giá ít hơn đáng kể cho nhập khẩu hàng hóa của họ, do đó một phần lý do cho giá trị xuất khẩu hàng hóa giảm là do giá hàng hóa thấp hơn.

Đó sẽ là sự ngạc nhiên hơn nếu sự sụt giảm trong giá hàng hóa không có tác động giảm giá vào giá hàng hóa đã sản xuất.

H.Lan

Nguồn: Vinanet/ Reuters