menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường cà phê tuần từ 06/4 - 11/4/2015

16:16 13/04/2015

Đầu tuần thị trường cà phê nghỉ lễ không giao dịch và giữ nguyên giá ở phiên tiếp theo (7/4) tại 37.300 – 38.400 đồng/kg. Cuối tuần giá tăng trở lại 400 – 500 đồng/kg chạm mốc 39.000 đồng/kg. Tính chung cả tuần, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng 600 – 1.100 đồng/kg tương đương tăng 1,56% - 2,95%.
(VINANET) – Đầu tuần thị trường cà phê nghỉ lễ không giao dịch và giữ nguyên giá ở phiên tiếp theo (7/4) tại 37.300 – 38.400 đồng/kg. Cuối tuần giá tăng trở lại 400 – 500 đồng/kg chạm mốc 39.000 đồng/kg. Tính chung cả tuần, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng 600 – 1.100 đồng/kg tương đương tăng 1,56% - 2,95%.

Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB cuối tuần (11/4) tăng mạnh tới 115 USD tương đương 6,7% so với mức giá đầu tuần lên 1.833 USD/tấn.

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam
Thị trường
Đơn vị
Ngày 07/04
Ngày 08/04
Ngày 09/04
Ngày 10/04
Ngày 11/04
FOB (HCM)
USD/tấn
1.718
1.746
1.730
1.811
1.833
Đắc Lắc
VND/kg
38.100
38.600
38.500
38.500
39.000
Lâm Đồng
VND/kg
37.300
38.200
38.000
38.000
38.400
Gia Lai
VND/kg
38.400
38.600
38.500
38.500
39.000

Trên thị trường thế giới, trong tuần giá cà phê robusta và arabica có hai phiên cùng tăng cùng giảm và hai phiên tăng giảm trái chiều. Tính chung cả tuần, giá cà phê robusta kỳ hạn tăng 35 USD/tấn, tương đương tăng 1,97 %, giá cà phê arabica kỳ hạn trái chiều giảm 5,8 cent/lb, tức giảm 4,12 %, mức giảm rất đáng kể.

Cuối tuần (11/4), tại thị trường London, sàn ICE Futures Europe, giá cà phê robusta tăng tương đối đồng đều với mức tăng 1,01-1,29%. Kỳ hạn tháng 5 giá tăng 22 USD/tấn lên 1813 USD/tấn. Kỳ hạn tháng 7 tăng 20 USD/tấn lên 1837 USD/tấn. Cùng tăng 19 USD/tấn ở kỳ hạn tháng 9 và kỳ hạn tháng 11 chốt giá lần lượt tại 1860 USD/tấn và 1875 USD/tấn.

Tại thị trường New York, sàn ICE New York, giá cà phê arabica có diễn biến ngược chiều với mức giảm 1,56 – 1,74%. Kỳ hạn tháng 5 giảm 2,35 cent/lb xuống 135,1 cent/lb. Kỳ hạn tháng 7 giảm 2,3 cent/lb xuống 137,85 cent/lb. Kỳ hạn tháng 9 và kỳ hạn tháng 12 cùng giảm 2,35 cent/lb xuống lần lượt tại 140,75 cent/lb và 144,65 cent/lb.

Giá cà phê robusta tại London ngày 11/04 (Đơn vị tính: USD/tấn)

Kỳ hạn
Giá Giá cà phê
Thay đổi
% thay đổi
05/15
1813
+22
+1,21 %
07/15
1837
+20
+1,09 %
09/15
1860
+19
+1,02 %
11/15
1875
+19
+1,01 %

Giá cà phê arabica tại NewYork ngày 11/04 (Đơn vị tính: Cent/lb)

Kỳ hạn
Giá Giá cà phê
Thay đổi
% thay đổi
05/15
135,1
-2,35
-1,74 %
07/15
137,85
-2,3
-1,67 %
09/15
140,75
-2,25
-1,6 %
12/15
144,65
-2,25
-1,56 %

Brazil và các nước sản xuất lớn như Indonesia, Ấn Độ… đang đối diện vụ thu hoạch mới vì vậy gây ảnh hưởng không nhỏ tới giá cà phê.

Vụ mùa mới của Brazil - quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu được dự báo ở mức 45,6 triệu bao, cao hơn 3,14% so với vụ mùa 2014, tuy nhiên điều này là chưa đủ để hỗ trợ giá tăng.

Trong khi đó, thị trường cà phê robusta tỏ ra vững chắc hơn khi tình trạng kháng giá tại thị trường nội địa Việt Nam vẫn mạnh mẽ khiến các nhà xuất khẩu không gom được hàng để giao theo các hợp đồng đã ký.

Theo khảo sát của hãng tin Reuters, xuất khẩu cà phê robustacủa quốc gia hàng đầu trong tháng Tư sẽ khoảng 60 – 100 ngàn tấn, có thể giảm tới hơn 1/3 so với tháng trước đã giúp thị trường đảo chiều trong tuần qua.

Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận định, nền kinh tế mới nổi Brazil đang gặp khó khăn do đô la Mỹ mạnh và giá hàng hóa yếu. Đô la Mỹ và giá hàng hóa yếu sẽ kích Brazil, Colombia và nhiều nước Nam Mỹ và châu Phi tranh thủ xuất hàng dù giá đang thấp.

Với tình hình hiện nay, có thể nói rằng may mà cà phê Brazil mất mùa chứ nếu không, giá không biết còn đi tới đâu…Nhìn theo đường dài, giá cà phê khó có hy vọng làm chuyện lớn nếu như đầu cơ tài chính không quyết tâm giúp bằng cách mua khống hay đặt cược mạnh trên các sàn kỳ hạn cà phê. Nếu được vậy, nhu cầu cà phê bấy giờ sẽ vừa được “bốc” lên từ hai phía: thiếu hàng thực cộng với hàng giấy. Chiến tranh tiền tệ đang làm rung chuyển giá cả hàng hóa để có lợi cho người cầm tiền và có tiền.

Thị trường kỳ hạn cà phê tuần qua tuy dao động nhẹ, tăng giảm đan xen, nhưng độ mạnh bạo lại bên phía sàn arabica; phía robusta dịu hơn nhờ sàn ở khu vực eurozone.

Hòa Phạm
Nguồn: Vinanet/Giacaphe.com