menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường chứng khoán trong nước tuần từ 22-26/6/2009

09:06 29/06/2009
Trong tuần, khối lượng gaio dịch giảm, VN-Index mất điểm tuần thứ 2 liên tiếp

Thị trường chứng khoán tiếp tục sóng giảm khi liên tiếp 2 tuần VN-Index đều có mức đóng cửa thấp hơn tuần trước đó. Với 3 phiên giảm, 2 phiên tăng, toàn thị trường mất 13.85 điểm (-2.91%) so với cuối tuần trước. Mặc dù mức độ giảm điểm được kìm lại nhưng tính thanh khoản có dấu hiệu giảm sút so với tuần trước. Qua đó, chúng ta thấy rõ giới đầu tư đang thận trọng và chờ đợi những biến đổi rõ ràng hơn trong xu hướng thị trường.

Thị trường chứng khoán tiếp tục sóng giảm khi liên tiếp 2 tuần VN-Index đều có mức đóng cửa thấp hơn tuần trước đó. Với 3 phiên giảm, 2 phiên tăng, toàn thị trường mất 13.85 điểm (-2.91%) so với cuối tuần trước. Mặc dù mức độ giảm điểm được kìm lại nhưng tính thanh khoản có dấu hiệu giảm sút so với tuần trước. Qua đó, chúng ta thấy rõ giới đầu tư đang thận trọng và chờ đợi những biến đổi rõ ràng hơn trong xu hướng thị trường.

Sau 2 phiên giảm điểm mạnh đầu tuần, VN-Index về ngưỡng Fibonacci 38.2% với khối lượng giao dịch thấp nhất trong tuần. Xuất hiện một vài tín hiệu dò mua và duy trì lượng cầu tại một số cổ phiếu chủ chốt cùng việc gia tăng giao dịch từ khối nhà đầu tư nước ngoài.

Với hơn 4.7 triệu đơn vị được mua trong ngày 23/6, khối ngoại đã tạo niềm tin và góp phần thúc đẩy thị trường sôi động hơn vào phiên sau. Kết quả, VN-Index tăng mạnh 17.67 điểm (4.03%) vào phiên giữa tuần với khối lượng khớp lệnh tăng vọt hơn 69%. Sự quay đầu ngoạn mục của thị trường đem lại hưng phấn và niềm tin cho nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước áp lực bán ra chốt lời, giải chấp  cùng làn sóng đăng ký bán của các cổ đông lớn, cổ đông nội bộ xuất hiện liên tục, thị trường nhanh chóng giảm nhẹ vào phiên tiếp theo và chỉ phục hồi trở lại vào phiên cuối tuần.

Mặc dù số phiên mà khối ngoại mua ròng là 4 và chỉ 1 phiên bán ròng nhưng tính chung cả tuần, khối này vẫn bán ròng gần 1.5 triệu đơn vị. Ngày 24/6, khi thị trường tăng điểm mạnh mẽ thì khối này lại gia tăng bán ra, chênh lệch gấp đến hơn 5 lần so với lượng mua vào.

Cả tuần, VN-Index dừng tại 461.37 điểm, giảm 2.91% so với cuối tuần trước. Tổng khối lượng và giá trị giao dịch khớp lệnh theo đó đều giảm khoảng 28%. Tính thanh khoản là vấn đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhất là khi thị trường điều chỉnh sau khi tăng nóng. Đặc biệt, việc khối lượng giao dịch giảm lần này chủ yếu do bên mua giảm giao dịch càng thể hiện sự dè dặt, thận trọng của nhiều người.

Trong tuần, ngoài các cổ đông lớn và nội bộ công bố bán ra cổ phiếu khá nhiều, thì việc STB công bố bán 18 triệu cổ phiếu quỹ cũng khiến giới đầu tư vừa mừng vừa lo. STB đã mua được lượng cổ phiếu quỹ giá rẻ và cũng sắp đến thời hạn được quyền bán ra (ngày 1/7). Giao dịch này có thể giúp STB có được một khoản lời lớn. Tuy nhiên điều này cũng có thể kéo theo làn sóng bán cổ phiếu quỹ diễn ra tại nhiều mã khác.

Theo thống kê các cổ phiếu tăng giảm nhiều nhất, PVD dẫn đầu thị trường về mức tăng với hơn 13% so với cuối tuần trước. Mức tăng của các cổ phiếu khác không nhiều, đều dưới 10%, nhóm cổ phiếu lớn chỉ có mặt 2 mã là PVDVIC. Ở phía đối lập, các cổ phiếu giảm giá rất mạnh, tuy nhiên nhiều mã trong số đó là do chia tách cổ phiếu như SFI, LCG, PJT, MCV. Xuất hiện cổ phiếu lớn trong nhóm bất động sản giảm đến 20.25% là SJS.

Bộ đôi SSISTB có kết quả trái ngược nhau, SSI tăng nhẹ 1.53% trong khi STB giảm 3.53%. Tuy vậy, có thể nói chính diễn biến tích cực tại 2 mã này đã giúp thị trường quay đầu ngoạn mục vào phiên giữa tuần cũng như kìm đã giảm của VN-Index trong cả tuần này.

Trong tuần, chỉ có 18 cổ phiếu tăng giá, 4 đứng giá, còn lại đều giảm. Riêng cổ phiếu BVH chỉ mới giao dịch phiên thứ hai nhưng tăng gần 26%. Theo đó, 573 triệu cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt (BVH) giao dịch tại HoSE từ ngày 25/6 với giá tham chiếu là 38,500 đồng. Cổ phiếu này đã tăng kịch trần ngày chào sàn khi đóng cửa tại 46,200 đồng và tiếp tục tăng trần trong phiên cuối tuần lên 48.500 đồng và không còn dư bán. Đây là cổ phiếu có mức vốn hóa lớn thứ hai trên thị trường chỉ sau ngân hàng ACB. Trước đó, nhiều cổ phiếu ngành bảo hiểm cũng được thu gom với kỳ vọng tăng giá theo BVH.

Tiếp theo, ngày 30/6 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng niêm yết hơn 112 triệu cổ phần với giá tham chiếu 50,000 đồng. Với mục tiêu giữ giá VCB không biến động nhiều trong thời gian đầu niêm yết trong khi thị trường chung đang giảm giá cho phép giới đầu tư kỳ vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng nói chung cũng có thể được giữ vững.

Nhìn chung, mặc dù trong mỗi phiên VN-Index đã biến động rất mạnh nhưng cả tuần mức giảm điểm của chỉ số này không nhiều. Tính thanh khoản có phần giảm sút nhưng rõ ràng lực cầu vẫn luôn sẵn sàng khi thị trường có dấu hiệu quay đầu. Việc duy trì điểm số trên 450 điểm trong 4 phiên giao dịch cho phép nhà đầu tư kỳ vọng về một kịch bản tốt đẹp hơn trong thời gian tới. Theo tín hiệu từ Fibonacci và một số chỉ báo khác, chúng tôi cho rằng VN-Index vẫn sẽ dao động trên ngưỡng 440 điểm trong tuần tới. Xác suất thị trường tăng điểm (nếu không xuất hiện thêm thông tin nào quá xấu) là khá lớn. Ngưỡng kháng cự tiếp theo có thể là ngưỡng 515 điểm.

(vietstock)

Nguồn:Vinanet