menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường hàng hoá thế giới ngày 2/3/2011: dầu lập đỉnh cao nhất từ năm 2008

16:05 03/03/2011

Giá dầu Brent và dầu thô tiếp tục vọt lên mức cao chưa từng có kể từ 2008. Dầu tăng giá kéo hàng loạt hàng hoá tăng giá theo. Chỉ số CRB của 19 loại hàng hoá nguyên liệu thô giao dịch tại các thị trường ở Mỹ đã tăng 1,11% và chạm mức cao nhất kể từ tháng 9/2008.
  
  
    * Những cuộc biểu tình ở Libya đẩy giá dầu thô tăng lên mức cao chưa từng có trong vòng 1 năm rưỡi
    * Vàng lập kỷ lục cao mới về giá do lo sợ lạm phát gia tăng sau khi dầu tiếp tục tăng giá
    * Đồng, ngũ cốc chịu sức ép bởi lạm phát gia tăng do thị trường dầu quá nóng
    * Giá dầu tăng mạnh hỗ trợ đường tăng theo, có thể nâng sản lượng ethanol

Giá dầu Brent và dầu thô tiếp tục vọt lên mức cao chưa từng có kể từ 2008. Dầu tăng giá kéo hàng loạt hàng hoá tăng giá theo. Chỉ số CRB của 19 loại hàng hoá nguyên liệu thô giao dịch tại các thị trường ở Mỹ đã tăng 1,11% và chạm mức cao nhất kể từ tháng 9/2008.

Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân khiến giá dầu thế giới tăng mạnh trở lại là do tình hình căng thẳng chính trị leo thang đã lan sang các nước Arập sản xuất dầu mỏ, trong khi tình hình "hỗn loạn" ở Iran cũng ảnh hưởng tới thị trường dầu mỏ thế giới.

Mặc dù Arập Xêút, nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã cam kết đảm bảo sự ổn định cho các thị trường dầu mỏ, song các nhà đầu tư vẫn lo ngại việc giảm sút sản lượng dầu mỏ trên thế giới.

Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao thang 4 tăng 93 cent lên 116,35 USD/thùng - mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 21/8/2008. Giá dầu thô ngọt nhẹ cùng kỳ hạn tại New York trong khi đó đóng cửa ở trên 102,23 USD/thùng - mức giá trên 100 USD lần đầu tiên kể từ tháng 9/2008. Cuộc không kích ở Brega, cách khu xuất dầu của Libya khoảng 2 km, đã làm tăng nỗi lo ngại nguồn cung dầu mỏ từ Libya sẽ bị gián đoạn và khả năng bất ổn có thể lây lan sang các khu vực sản xuất khẩu khác làm cho thị trường trở nên nóng bỏng.

Ông Nouriel Roubini, chuyên gia kinh tế đã dự báo chính xác về sự sụp đổ trên thị trường tín dung, cho rằng những vấn đề tại Trung Đông có thể đẩy giá dầu lên mức cao khoảng 140 đên 150USD/thùng và khiến kinh tế châu Âu suy thoái lần 2.

Trong bài phát biểu mới nhất trong buổi hội thảo tại Paris, ông nói: “Nếu vấn đề lan sang một số nước khác như Baranh hay Arập Saudi, giá dầu sẽ lên mức 140 đến 150USD/thùng và kinh tế châu Âu cũng như kinh tế Anh suy thoái lần 2.”

Ông nói thêm: “Chúng ta cần lo lắng về lạm phát bởi giá hàng hóa tăng và thâm hụt ngân sách vẫn đang bị tiền tệ hóa tại một số nước. Sự trì trệ trên thị trường lao động và hàng hóa sẽ không dẫn dến lạm phát lõi tăng quá mạnh hay tạo ra hiệu ứng sau đó.”

Giá vàng đã leo lên mức kỷ lục mới trong phiên 2/3, trên 1.440 USD/ounce, bởi bất ổn chính trị leo thang ở Libia, giá dầu mỏ tăng cao và chính sách thắt chặt tiền tệ của một số ngân hàng trung ương làm tăng nhu cầu đầu tư an toàn. uy nhiên đến cuối phiên, giá vàng đã hạ nhiệt và đóng cửa ở 1.437,7 USD/ounce.

Kể từ cuối tháng 1 tới nay, giá vàng đã tăng khoảng 10% khi những bất ổn chính trị bắt đầu xảy ra ở Trung Đông và châu Phi.

Giá dầu tăng cũng đẩy giá đường tăng theo, bởi cây mía là nguyên liệu chính sản xuất nhiên liệu sinh học. Trong bối cảnh này, Brazil sẽ dành đường nhiều hơn cho sản xuất ethanol và vì thế khiến cung đường trở nên thắt chặt. Giá đường thô tại New York ngày 2/3 đứng ở 30,38 cent/lb vào cuối phiên, tăng 1,12% so với phiên 01/3.

Trên thị trường đông -kim loại vốn có phản ứng nhạy cảm với những thông tin kinh tế - đã tránh được phiên giảm thứ hai liên tiếp nhờ đồng USD suy yếu và báo cáo tốt lành của thị trường lao động Mỹ. Dù vậy, những lo lắng về lạm phát vẫn hiện hữu làm hạn chế đà tăng của đồng. Đóng cửa phiên 2/3, giá đồng giao sau 3 tháng tại Sở giao dịch Kim loại London (LME) đứng ở 9.868 USD/tấn, tăng 8,5 USD so với phiên liền trước.

So với mức kỷ lục trên 10.190 USD/tấn hồi giữa tháng 2, giá đồng đến nay đã giảm 3%, dù vậy nó vẫn gắn với sự biến động trên thị trường năng lượng.

Ngô là mặt hàng duy nhất giảm trong phiên giao dịch 2/3 bởi giá dầu tăng khiến các nhà đầu tư đẩy mạnh bán tháo các vị thế bán để tránh rủi ro.

Đóng cửa phiên 2/3, giá ngô giao kỳ hạn tại Sở giao dịch thương mại Chicago (CBOT) ở mức 7,14 USD/bushel, giảm 13,25 cent so với phiên trước đó.

Giá hàng hoá thế giới ngày 2/3/2011:

Hàng hoá

ĐVT

Giá 2/3/11

+/- so với 1/3

+/- so với 1/3 (%)

So với 2/3/2010

Dầu thô

USD/thùng

 101,86

 2,23

 2,2%

 11,5%

Dầu brent

USD/thùng

115,76

 0,34

 0,3%

 22,2%

Khí đốt thiên nhiên

USD/galon

3,818

 -0,055

-1,4%

-13,3%

Vàng giao ngay

USD/ounce

1437,70

 6,50

 0,5%

1,1%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1431,10

-2,60

-0,2%

0,8%

Đồng Comex

Cent/lb

 449,80

-1,15

-0,3%

1,1%

Đồng LME

USD/tấn

 9868,00

 8,50

 0,1%

2,8%

Dollar

 

 76,695

 -0,354

-0,5%

 -2,9%

CRB

 

359,120

3,940

 1,1%

7,9%

Ngô

Cent/bushel

714,00

 -13,25

-1,8%

 13,5%

Đậu tương

Cent/bushel

 1387,25

19,75

 1,4%

 -0,5%

Lúa mì

Cent/bushel

776,75

 1,00

 0,1%

 -2,2%

Cà phê

Cent/lb

 269,55

 0,25

 0,1%

 12,1%

Ca cao

USD/tấn

3664,00

44,00

 1,2%

 20,7%

Đường

Cent/lb

30,38

 1,12

 3,8%

 -5,4%

Bạc

USD/ounce

 34,835

0,408

 1,2%

 12,6%

Bạch kim

USD/ounce

1859,30

14,20

 0,8%

4,6%

Palađi

USD/ounce

 822,65

 5,95

 0,7%

2,4%

(Thu Hải – Reuters)