menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường hạt tiêu thế giới nửa đầu tháng 9/2009

12:43 16/09/2009
Thị trường hạt tiêu thế giới nửa đầu tháng 9 năm 2009 biến động không đồng nhất. Giá tăng trên hầu hết các thị trường, chỉ giảm tại Ấn Độ.

Các thương gia cho rằng giá tăng là do hoạt động mua đầu cơ. Thị trường hạt tiêu đang chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đan xen nhau. Mưa hợp lý ở Kerala hứa hẹn một vụ tiêu bội thu, và Brazil đang thu hoạch sẽ gây sức ép tới giá gần hạn.

Brazil bắt đầu thu hoạch vụ mới, nguồn cung trên thị trường quốc tế tăng lên. Tuy nhiên, nhu cầu trên thị trường nội địa của Ấn Độ tiếp tục mạnh. Đồng Rupee yếu hơn so với đồng đôla Mỹ cũng hỗ trợ giá xuất khẩu hạt tiêu của Ấn Độ ở mức cạnh tranh hơn.

Mehul Agrawal, một nhà phân tích của công ty Sharekhan Commodities, dự báo giá hạt tiêu sẽ vững ở mức hiện nay trong tương lai gần, bởi nhu cầu tăng cho mùa lễ hội Diwali, sắp diễn ra tại Ấn Độ.

Trên thị trường NCDEX (Ấn Độ), vào lúc đóng cửa ngày 15/9, giá hạt tiêu kỳ hạn giảm xuống 14.090 Rupi/100 kg. Hợp đồng kỳ hạn tháng 10 và 11 giá giảm xuống lần lượt 14.285 Rupi và 14.500 Rupi/100 kg.

Trên thị trường giao ngay, giá giảm do ảnh hưởng của thị trường kỳ hạn, xuống 13.900 Rupi/100 kg với loại xô, và 14.400 Rupi/100 kg với loại MG 1.

Dự trữ hạt tiêu tại Ấn Độ lúc này cũng thấp, chỉ khoảng 5.000-15.000 tấn, mà phải tới tháng 12 nước này mới thu hoạch vụ mới. Sản lượng của nước này năm ngoái thấp và dự đoán có sự suy giảm sản lượng vào năm nay do hạn hán.

Nhu cầu tăng trong mùa lễ hội sẽ hậu thuẫn giá trong những tuần tới. Giai đoạn tháng 9 đến tháng 2 là mùa lễ hội ở Ấn Độ, là khi giá thường tăng mạnh do tiêu thụ tăng.

Trên thị trường quốc tế, giá hạt tiêu các loại tăng nhẹ. Ngày 15/9, hạt tiêu đen của Ấn Độ giá 3.175 USD/tấn (c&f), Hạt tiêu V Asta của Việt Nam giá 3.200-3.225 USD/tấn (c&f). Hạt tiêu Indonexia giá 3.100 USD/tấn (c&f) (loại L Asta).

Nhu cầu xuất khẩu ở Việt Nam cũng đang trong giai đoạn tăng. Việt Nam là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới. Việt nam đã xuất khẩu 93.885 tấn hạt tiêu đen và trắng trong giai đoạn tháng 1 – tháng 8/2009. Indonexia cũng đã nhập khẩu 2.450 tấn hạt tiêu từ Việt Nam trong giai đoạn tháng 1 – 8/2009.

Bộ NN&PTNT cho biết, xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 8/2009 đạt 13.000tấn, kim ngạch đạt 34 triệu USD. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu hạt tiêu đạt kim ngạch 228 triệu USD. Theo tính toán của Bộ NN&PTNT, với kim ngạch xuất khẩu như trên, so với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu tăng 46% và kim ngạch giảm 1,09%. Giá xuất khẩu bình quân 8 tháng đạt 2.349 USD/Tấn, giảm 33,4% (tương đương 1.178 USD/Tấn) so với mức giá cùng kỳ năm 2008. Giá hạt tiêu taị Việt Nam đã tăng gấp hơn 2 lần từ đầu năm tới nay. Ngày 4/9 hạt tiêu tại Đắk Lắk được các đại lý thu mua ở mức cao 47.500 đồng/kg, tăng 20.500 đồng/kg so với hồi đầu năm 2009 và là mức giá cao nhất tính từ đầu năm đến nay.

Theo đánh giá của các thương gia quốc tế, lượng dư cung dành cho xuất khẩu của Việt Nam năm nay chỉ còn khoảng 10.000 -20.000 tấn, so với  khoảng 45.000 – 48.000 tấn năm ngoái.

Việt Nam đã đưa 95% hạt tiêu dự trữ ra thị trường, và Indonexia cũng không còn nhiều hạt tiêu dự trữ nữa.

Các số liệu về nhập khẩu của Mỹ cho thấy trong những tháng gần đây, khách hàng nước này đã mua hạt tiêu với giá thấp hơn nhiều so với hạt tiêu Ấn Độ và Brazil.

Trong giai đoạn tháng 1 – tháng 7/2009, Mỹ đã nhập khẩu 28.624 tấn hạt tiêu, tăng mạnh so với 28.316 tấn cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 4.540 tấn (so với 5.936 tấn).

Theo báo cáo của Tổ chức Hạt tiêu Quốc tế (IPC), trong nửa đầu năm nay, Indonexia đã xuất khẩu 19.190 tấn hạt tiêu đen, giảm  24% so với 25.132 tấn cùng kỳ năm ngoái. Tổng khốilượng  hạt tiêu đen xuất khẩu từ nước này trong cả năm nay dự báo sẽ giảm do sản lượng giảm.

Giá hạt tiêu thế giới, USD/tấn

Loại

15/9

09/9

01/9

Tiêu đen

 

 

 

Ấn Độ, c&f

3.175 

3.100

3.200

Việt Nam Asta, kỳ hạn T10, c&f

3.200-3.225  

3,250

3.150

Việt Nam Asta, kỳ hạn T2 & 3/2010, c&f

3.200-3.250  

3,200-3,250

 

Việt Nam, 500 GL

2.900  

2,900

2.700

Việt Nam, 550 GL

3.050  

3,050

2.850

L Asta (Indonexia)

3.100 

3,050

 

MG1 Asta, c&f New York

3.175-3.275  

3,200-3,300

 

EcuadorAsta, c&f New York

3.050  

 

 

Brazil Asta (f.o.b.) Belem

2.900-3.000  

2,875

2,875

Brazil 500 GL,(f.o.b.) Belem

2.700-2.800  

2,675

2.800  

Brazil 550 GL, (f.o.b.) Belem

2.800-2.900  

2,775

2.675

MLV Asta, (f.o.b.)

3.150  

3,150-3,175

 

Tiêu trắng

 

 

 

Việt Nam

4.300-4.350  

 

 

Muntok

4.900-5.000  

 

 

Nguồn:Vinanet