menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường hạt tiêu thế giới tuần 14 – 18/9/2009: giá vững

14:50 21/09/2009
Giá hạt tiêu trên thị trường thế giới tuần qua biến động trái chiều, với nhiều dấu hiệu cho thấy nguồn cung khan hiếm và nhu cầu có khả năng sẽ tăng trong những tuần tới, nhất là trong dịp Giáng sinh và Năm mới, vào giai đoạn tháng 9 và đầu tháng 10.

Việt Nam không còn nhiều hạt tiêu Astra để bán. Indonexia cũng trong tình trạng tương tự. Lúc này chỉ có Brazil đang xuất hiện nhiều trên thị trường bởi vừa thu hoạch xong vụ mùa. Tuy nhiên, giá hạt tiêu Brazil biến động nhiều, có chiều hướng cao hơn so với hạt tiêu các xuất xứ khác.

Tại Ấn Độ, nhu cầu trong nước cao. Nhu cầu hạt tiêu xuất khẩu của Ấn Độ cũng cao, bởi tỷ giá đang hậu thuẫn cho sức cạnh tranh của hạt tiêu nước này. Tuy nhiên, do giá biến động mạnh nên các thương gia không muốn cam kết mua bán vào lúc này để tránh thua lỗ.

Theo Uỷ ban Hạt tiêu Ấn Độ, sản lượng hạt tiêu nước này năm nay sẽ thấp, trong khi nhu cầu nội địa sẽ tăng lên khoảng 50.000 tấn. Do vậy, lượng dư cung dành cho xuất khẩu không còn nhiều.

Những người trồng tiêu có khả năng tài chính thì giữ hàng lại chờ giá tăng hơn nữa mới bán ra. Do vậy, thị trường hiện đang trong tình trạng rất khan hiếm.

Tại Ấn Độ, trên thị trường kỳ hạn, hợp đồng tháng 9 vừa đáo hạn. Giá hợp đồng tháng 10, 11 và 12/2009 ở mức lần lượt 14.177 Rupi, 14.385 Rupi và 14.550 Rupi/100 kg. Khối lượng giao dịch giảm 9.936 tấn so với tuần trước, xuống chỉ 27.299 tấn. Lượng giao dịch hợp đồng kỳ hạn tháng 9 giá giảm 8.269 tấn trong tuần qua.

Trên thị trường giao ngay Ấn Độ, nguồn cung khan hiếm đẩy giá tăng 100 Rupi lên 13.900 Rupi/100 kg loại xô và 14.400 Rupi/100 kg loại chọn.

Hạt tiêu đen Ấn Độ đang được giao dịch trên thị trường xuất khẩu với giá 3.100 USD/tấn (C&F) và 3.200 USD/tấn (c&f) USA.

Theo báo cáo mới nhất của Cộng đồng Hạt tiêu Quốc tế (IPC), xu hướng giá tiêu trên thị trường thế giới tuần qua biến động trái chiều. Tại Indonexia và Ấn Độ giá tiêu giảm, trong khi tại Việt Nam, Sarawak và Sri Lanka giá tăng lên.

Tại Ấn Độ, thị trường yên tĩnh, với giá giảm khoảng 2%. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giá tiêu bán trên thị trường nội địa tăng lên 47.000 đồng/kg, so với 46.500 đồng hồi đầu tuần, trong khi giá tiêu xuất khẩu (giá FOB) tăng 1% lên 2.625 USD/tấn đối với loại 500 GL và 2.725 USD/tấn với loại 550 GL.

Tại Sarawak, giá tiêu nội địa tăng 280 Ringgit lên 9.050 Ringgit/tấn, so với 8.770 Ringgit hồi đầu tuần. Giá F.O.B tuần qua cũng tăng mạnh.

Trên thị trường quốc tế, hạt tiêu MG1 Asta giá là 3.150-3.250 USD/tấn, hạt tiêu Asta của Việt Nam kỳ hạn tháng 10 – 12/2009 giá 3.250 USD/tấn, kỳ hạn tháng 1-3/2010 giá 3.200 USD/tấn, kỳ hạn tháng 4-10/2010 giá 3.150 USD/tấn, hạt tiêu Lampong Asta giá 3.200-3.250 USD/tấn, tất cả đều theo phương thức giao c&f New York.

Hạt tiêu Brazil Asta giá 2.850-2.900 USD/tấn (f.o.b.); Brazil 500 GL giá 2.650-2.700 USD/tấn (f.o.b.); Brazil 550 GL giá 2.750 – 2.800 USD/tấn (f.o.b.); MLV Asta giá 3.100-3.150 USD/tấn; MLV Asta giao ngay giá 3.300-3.350 USD/tấn.

Hạt tiêu trắng của Việt Nam giá 4.300-4,.350 USD/tấn, và Muntok trắng giá 4.950-5.000 USD/tấn.

Thị trường hạt tiêu trắng trầm lắng. Tại Bangka, thị trường hạt tiêu trắng yên tĩnh, giá giảm cục bộ, chủ yếu chịu ảnh hưởng của việc đồng Rupiah tăng giá so với đồng USD.

Tại Sarawak, giá hạt tiêu bán trên thị trường nội địa tăng lên 14.700 Ringgit/tấn, so với 14.430 Ringgit vào đầu tuần. Tuy nhiên giá F.O.B. tại Sarawak (hạt tiêu trắng) ổn định. Tại Việt Nam, giá tiêu trắng tăng nhẹ, tăng khoảng 4% trên thị trường nội địa và tăng 2% với tiêu xuất khẩu.

Giá hạt tiêu thế giới, USD/tấn

Loại

18/9/2009

Tiêu đen

 

Ấn Độ, c&f

3.100 – 3.200

Việt Nam Asta, kỳ hạn T10, c&f  New York

3.200-3.250  

Việt Nam Asta, kỳ hạn T2 & 3/2010, c&f New York

3.150 – 3.200  

Việt Nam, 500 GL giao c&f New York

2.900  

Việt Nam, 550 GL c&f New York

3.050  

L Asta (Indonexia)

3.200-3.250

MG1 Asta, c&f New York

3.150-3.250

EcuadorAsta, c&f New York

3.050  

Brazil Asta (f.o.b.) Belem

2.850-2.900

Brazil 500 GL,(f.o.b.) Belem

2.650-2.700

Brazil 550 GL, (f.o.b.) Belem

2.750 – 2.800

MLV Asta, (f.o.b.)

3.100-3.150

Tiêu trắng

 

Việt Nam

4.300-4.350  

Muntok

4.950-5.000  

 

Nguồn:Vinanet