menu search
Đóng menu
Đóng

Thông tin thị trường giày dép thế giới ngày 16/6/2009

11:25 17/06/2009

Mỹ - Marốc: ký MOU trong lĩnh vực da giày
Hiệp hội Quần áo và Giày dép Mỹ (AAFA) và Liên đoàn Công nghiệp Da Marốc (FEDIC) đã ký một Biên bản Ghi nhớ (MOU) về viẹc tăng cường hợp tác giữa hai tổ chức này và xúc tiến thương mại.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành AAFA Kevin M. Burke, cho biết “MOU mà chúng tôi ký ngày hôm nay nhằm nâng cao vai trò của hai tổ chức của chúng tôi trong việc hỗ trợ nền kinh tế nước nhà và giúp ngành da giày của chúng tôi phát huy hiệu quả trên trường quốc tế”.
Chủ tịch FEDIC, Mohamed AMAIZ, phát biểu rằng “Chúng tôi coi việc ký kết MOU là bước khởi đầu cho mối quan hệ lâu dài, sẽ đem lại những kết quả mà cả hai bên đều mong muốn, có lợi cho các thành viên của tổ chức của chúng tôi, và góp phần xúc tiến thương mại giữa Mỹ và Vương quốc Marốc.
Từ khi có hiệu lực, Hiệp định Tự do Thương mại Mỹ - Marốc đã góp phần đẩy mạnh tăng trưởng quan hệ kinh tế giữa hai nước. Xuất khẩu của Mỹ sang Marốc đã lên tới gần 1,5 tỷ USD trong năm 2008, tăng 31,1% so với năm 2007. Xuất khẩu của Marốc sang Mỹ tăng gần 44,1% lên gần 900 triệu USD năm 2008.
Theo các điều khoản MOU, AAFA và FEDIC sẽ duy trì đối thoại mở để tạo điều kiện tốt hơn cho phát triển mậu dịch da giày giữa hai nước. Bằng việc tăng cường hợp tác, mối quan hệ này sẽ tạo ra một mạng lưới mở rộng, những giải pháp thương mại và những cơ hội kinh doanh cho mỗi thành viên của hai tổ chức.
 
Trung Quốc: hấp dẫn các thương gia nước ngoài
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế lan rộng, thị trường Trung Quốc đang ngày càng được các thương gia kinh doanh da nước ngoài muốn nhắm tới.
Theo thông tin từ các cuộc triển lãm ngành da Trung Quốc – ACLE - Triển lãm Da Quốc tế lớn và quan trọng nhất ở Trung Quốc), CIFF và Moda Shanghai, ngày càng có nhiều thương gia ngành da nước ngoài đến Trung Quốc để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Một số trong họ đã chọn Trung Quốc là nơi để họ tung ra công nghệ mới lần đầu tiên.
Tại các triển lãm ngành da Trung Quốc, lượng khách nước ngoài đăng ký tham gia ngày càng nhiều.
Tại các triển lãm thương mại ở Thượng Hải, các doanh nghiệp Colombia, Hà Lan, Eritrea và Italia tham gia nhiều nhất trong số các doanh nghiệp nước ngoài tham gia. Diện tích triển lãm của các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ tăng 15% trong năm nay.
Các thị trường Nga và Liên minh châu Âu (EU) suy yếu khiến các nhà kinh doanh da quốc tế chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc được đánh giá là nhiều tiềm năng.
Trong bối cảnh kinh tế Mỹ và châu Âu suy yếu, Trung Quốc nằm trong số ít những quốc gia trên thế giới vẫn duy trì được tăng trưởng kinh tế.
 
Pakistan: mất thị phần ngành da về tay các nước láng giềng
Xuất khẩu của lĩnh vực da Pakistan đã giảm 20,42% trong 10 tháng đầu (tháng 7 – tháng 4) của tài khoá 2008/09, và phần thị trường mất đi đó lọt vào tay các nhà sản xuất da Ấn Độ và Bănglađét.
Theo thống kê chính thức, xuất khẩu da của nước này giảm 26,76% về trị giá và 8,51% về khối lượng. Pakistan đã xuất khẩu 24,49 triệu USD giày dép ra thị trường toàn cầu trong giai đoạn tháng 7 – 4 vừa qua, so với 33,86 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu quần áo da giảm 27,22 % xuống 32,61 triệu USD, so với 44,81 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu găng tay da cũng giảm 2,84% xuống 12,29 triệu USD, so với 12,65 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.
Găng tay da của Pakistan có thị phần tốt trên thị trường thế giới, xếp hàng thứ 2, nhờ chất lượng cao.
Tuy nhiên, xuất khẩu giày dép lại tăng 12,41% đạt 9,04 triệu USD, so với 8,04 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu da và quần áo da của Ấn Độ trong giai đoạn tháng 7 – 4 tài khoá 2008/09 tăng 27%, trong khi xuất khẩucác sản phẩm da của Bănglađét, đặc biệt là giày dép, tăng 30%.
Về việc xuất khẩu các sản phẩm da giảm sút, Chủ tịch Hiệp hội Thuộc da Pakistan, Agha Saiddain, cho biết các nước láng giếng như Ấn Độ, TrungQuocó và Bănglađét đã giành nhiều chính sách ưu đãi cho ngành.
 
Brazil: Xuất khẩu sản phẩm da giảm mạnh
 Bộ trưởng Nông nghiệp Philippine thông báo xuất khẩu nông sản của nước này trong tháng 5 giảm 20,5%, xuống mức 6,024 tỷ USD, trong khi nhập khẩu cũng giảm mạnh, giảm 26,8% xuống 6,024 tỷ USD.
Cụ thể, xuất khẩu đường và đậu tương vẫn tăng, song với tốc độ chậm lại. Xuất khẩu cà phê, sản phẩm đậu tương, thịt và sản phâẩ da giảm mạnh trong tháng 5, đặc biệt là các sản phẩm da, giảm 45,65%.
 
Italia: Xuất khẩu giày dép giảm 13% do khủng hoảng
Khủng hoảng kinh tế tiếp tục tác động mạnh tới ngành da giày Italia. Xuất khẩu giày “Made in Italy” đã giảm 13% trong quý I năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 9,7 triệu đôi.
Không chỉ xuất khẩu giảm sút, tiêu thụ trên thị trường nội địa của Italia cũng giảm mạnh. Các cư dân thành Rome đã quyết định không mua một đôi giày mới nào trong vòng 2 năm.
Với 18 triệu đôi giày bán mỗi năm và mức thua lỗ lên tới 13%, doanh thu xuất khẩu của lĩnh vực giày dép Italia trong quý I năm nay đã giảm xuống 1,8 tỷ USD, so với 2 tỷ USD quý I năm ngoái.
Xuất khẩu giày dép Italia ra ngoài EU giảm 17%, sang các thị trường EU giảm 3,8% (trong đó xuất khẩu sang các thành viên EU đều giảm, từ Pháp tăng 5%).
Xuất khẩu sang Mỹ và Nga giảm lần lượt 27,1% và 14,4%, xuấtg khẩu sang Thuỵ Sỹ giảm 5,8% và sang Nhật giảm 7,2%.
Về nhập khẩu, khối lượng giày dép nhập vào thị trường này cũng giảm sút, từ 127 triệu đôi xuống chỉ 106 triệu đôi. Tuy nhiên, chi phí nhập khẩu đã tăng 8 điểm % so với cùng quý năm 2008, đạt trên 1 tỷ Euro.
Nhập khẩu từ Trung Quốc, Bỉ và Việt Nam tăng mạnh nhất, trong đó nhập từ Trung Quốc tăng 3,3%. Nhập từ Rumani giảm 16,8%.
 
 

Nguồn:Vinanet