menu search
Đóng menu
Đóng

Thông tin thị trường giày dép thế giới ngày 18/6/2009

15:40 18/06/2009
Anh: Tiêu thụ giày thể thao có xu hướng tăng
Theo một kết quả nghiên cứu vừa công bố, thị trường giày thể thao ở Anh chắc chắn sẽ tăng sau năm 2010, bởi thế hệ sinh ra trong giai đoạn Baby Boomer sẽ đồng thời quan tâm tới 2 vấn đề: sức khoẻ và sự năng động.
Kết quả nghiên cứu mang tên “Giày dép và quần áo thể thao” của Hãng cung cấp thông tin thị trường, Key Note, cho rằng những năm tới sẽ là giai đoạn hoạt động mạnh mẽ của các công ty giày thể thao.
Dự báo trị giá thị trường giày dép Anh giai đoạn 2009 – 2013 sẽ tăng 13%, đạt 5,15 tỷ GBP (8,4 tỷ USD).
Thế hệ Baby Boomer (lớn lên vào những năm 1950, và nay khoảng 50 đến 60 tuổi) hiện đang rất có ý thức chăn sóc sức khoẻ, trong khi vẫn duy trì lối sống hoạt động năng động. Thế hệ này sẽ có nhu càu tăng với các sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó của họ, như quần áo và giày dép phù hợp với người hoạt động nhiều, các dụng cụ thể thao cho các môn chơi golf, đi xa nhiều, chơi 1 số loại bóng.
Và mặc dù kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái thị trường dụng cụ thể thao Anh sẽ tăng trưởng nhờ Olympic 2012.
 
Áchentina: thắt chặt các quy chế về nhập khẩu giày dép
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm giảm mạnh xuất khẩu cũng như luồng vốn vào, Chính phủ Áchentina đã quyết định tăng cường hạn chế nhập khẩu để cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Từ năm ngoái, Hải quan Áchentina đã đưa hàng hoá nhập khẩu có khối lượng lớn vào danh mục không được phép nhập khẩu tự động, để hạn chế nhập khẩu những sản phẩm dạng này. Trước đó, giấy phép tự động sẽ được cấp trong vòng 48 giờ, nhưng nay Chính phủ Áchentina yêu cầu Hải quan phải kéo dài thời hạn này ra 10 ngày. Trong trường hợp đó, hàng hoá nhập khẩu với khối lượng lớn sẽ bị lưu ở kho của cảng để chờ làm thủ tục thông quan.
Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu giảm nhập khẩu đồ chơi, các hàng hoá gia dụng và giày dép, và nhập khẩu những mặt hàng này sẽ không được vượt qua trị giá xuất khẩu.
Ví dụ như mặt hàng giày dép, hạn ngạch nhập khẩu đặt ra trước đây cho năm 2009 là 300.000 đôi, như vậy là đã thấp hơn 20% so với năm ngoái, song nay bị điều chỉnh xuống chỉ 270.000 đôi.
Các nhà phân tích cho rằng những quy chế nhập khẩu mới sẽ gây bất đồng lớn về thương mại với các đối tác, và có thể làm chậm lại quá trình hồi phục kinh tế do đẩy giá tăng lên.
 
Bănglađét: xuất khẩu giày dép da tăng mạnh
Theo Cục Xúc tiến Xuất khẩu của Bănglađét, tổng xuất khẩu da của nước này trong giai đoạn tháng 7/2008 đến tháng 4/2009 giảm so với cùng kỳ tài khoá trước. Tuy nhiên, xuất khẩu giày dép và một số sản phẩm da khác lội ngược dòng tăng cao.
Theo số liệu thống kê mới nhất, tổng xuất khẩu da của Bănglađét trong 10 tháng đầu tài khoá này giảm 17,5%, xuống 320 triệu USD, so với 376 triệu USD cùng kỳ tài khoá trước, trong đó xuất khẩu da thành phẩm giảm 36%, xuống 151,22 triệu USD, so với 236,75 triệu USD cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, điều này được bù lại một phần bởi xuất khẩu giày dép da tăng 17,5%, đạt 155 triệu USD, so với 132 triệu USD cùng kỳ tài khoá trước.
Xuất khẩu túi và ví da tăng 92% đạt 13,69 triệu USD, so với 7,13 triệu USD cùng kỳ tài khoá trước.
Ngành da Bănglađét lo ngại sẽ không đạt được mục tiêu xuất khẩu 526,10 triệu USD trong tài khoá này, do các điều kiện kinh tế toàn cầu khó khăn. Mục tiêu xuất khẩu năm ngoái là 462,8 triệu USD.
 
Italia: Xuất khẩu giày dép tiếp tục giảm sút
Khủng hoảng kinh tế tiếp tục tác động mạnh tới ngành da giày Italia. Xuất khẩu giày “Made in Italy” đã giảm 13% trong quý I năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 9,7 triệu đôi.
Không chỉ xuất khẩu giảm sút, tiêu thụ trên thị trường nội địa của Italia cũng giảm mạnh. Các cư dân thành Rome đã quyết định không mua một đôi giày mới nào trong vòng 2 năm.
Với 18 triệu đôi giày bán mỗi năm và mức thua lỗ lên tới 13%, doanh thu xuất khẩu của lĩnh vực giày dép Italia trong quý I năm nay đã giảm xuống 1,8 tỷ USD, so với 2 tỷ USD quý I năm ngoái.
Xuất khẩu giày dép Italia ra ngoài EU giảm 17%, sang các thị trường EU giảm 3,8% (trong đó xuất khẩu sang các thành viên EU đều giảm, từ Pháp tăng 5%).
Xuất khẩu sang Mỹ và Nga giảm lần lượt 27,1% và 14,4%, xuấtg khẩu sang Thuỵ Sỹ giảm 5,8% và sang Nhật giảm 7,2%.
Về nhập khẩu, khối lượng giày dép nhập vào thị trường này cũng giảm sút, từ 127 triệu đôi xuống chỉ 106 triệu đôi. Tuy nhiên, chi phí nhập khẩu đã tăng 8 điểm % so với cùng quý năm 2008, đạt trên 1 tỷ Euro.
Nhập khẩu từ Trung Quốc, Bỉ và Việt Nam tăng mạnh nhất, trong đó nhập từ Trung Quốc tăng 3,3%. Nhập từ Rumani giảm 16,8%.
 
Nga: ngày càng ưa chuộng giày dép Tây Ban Nha
Theo báo chí Nga, giày dép sản xuất tại Tây Ban Nha đang được bán rất chạy tại Nga, nhất là những sản phẩm chất lượng cao, thiết kế đẹp và khâu bằng tay.
Nhập khẩu giày dép Tây Ban Nha vào Nga liên tục tăng trong mấy năm gần đây.
 
Brazil: Xuất khẩu sản phẩm da giảm mạnh
Bộ trưởng Nông nghiệp Philippine thông báo xuất khẩu nông sản của nước này trong tháng 5 giảm 20,5%, xuống mức 6,024 tỷ USD, trong khi nhập khẩu cũng giảm mạnh, giảm 26,8% xuống 6,024 tỷ USD.
Cụ thể, xuất khẩu đường và đậu tương vẫn tăng, song với tốc độ chậm lại. Xuất khẩu cà phê, sản phẩm đậu tương, thịt và sản phâẩ da giảm mạnh trong tháng 5, đặc biệt là các sản phẩm da, giảm 45,65%.
 
 

Nguồn:Vinanet