menu search
Đóng menu
Đóng

Tình hình sản xuất ngành bia, rượu, nước giải khát trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

13:55 19/06/2008

 1- Tình hình phát triển sản xuất theo từng mặt hàng (Sản lượng sản xuất 3 năm, từ năm 2005 đến 2007):

1.1- Phát triển sản lượng sản xuất theo từng mặt hàng:

- Sản lượng sản xuất ngành bia: Năm 2005, tổng sản lượng sản xuất đạt 27,029 triệu lít, năm 2006 đạt 28,038 triệu lít, tăng 3,7% so với năm 2005; năm 2007 đạt 29,036 triệu lít, tăng 3,56% so với năm 2006.

- Sản lượng sản xuất ngành rượu: Năm 2005, tổng sản lượng sản xuất đạt 2,8 triệu lít; năm 2006 đạt 2,7 triệu lít, giảm 3,57% so với năm 2005; năm 2007 sản lượng đạt 3,21 triệu lít, tăng 18,88% so với năm 2006.

- Sản lượng sản xuất nước giải khát: Năm 2005, tổng sản lượng sản xuất đạt 0,778 triệu lít, năm 2006 đạt 0,604 triệu lít, giảm 22,36% so với năm 2005; năm 2007 đạt 0,802 triệu lít, tăng 32,78% so với năm 2006.

Nhìn chung sản lượng sản xuất ngành bia, rượu, nước giải khát đều tăng, nhưng tốc độ tăng chậm. Bên cạnh đó, sản lượng sản xuất rượu và nước giải khát năm 2006 giảm mạnh, đặc biệt là nước giải khát, do khả năng cạnh tranh trong nội bộ ngành kém hơn so với các doanh nghiệp, xí nghiệp cùng sản xuất, do vậy sản lượng sản xuất rượu và nước giải khát năm 2006 trên địa bàn tỉnh sản xuất mang tính cầm chừng.

1.2- Phát triển nguồn nhân lực:

Tổng số lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ngành bia, rượu, nước giải khát trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005 là 532 người, năm 2006 và năm 2007 là 544 người, tăng 12 người so với năm 2005, trong đó số lao động sản xuất chính năm 2005 là 516 người, năm 2006 là 526 người, tăng 10 người so với năm 2005 và năm 2007, tăng 3 người so với năm 2006.

Do vậy, nhìn chung, lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ngành bia, rượu, nước giải khát ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, điều đó thể hiện ở số lao động chính trong các doanh nghiệp, xí nghiệp ngày càng tăng. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì trình độ lao động trong ngành vẫn còn nhiều hạn chế cả về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm và các thông tin nên họ thiếu kiến thức cần thiết về chính sách, luật pháp trong kinh doanh nội địa cũng như quốc tế.

1.3- Vốn đầu tư phát triển:

Năm 2005, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trong các doanh nghiệp sản xuất ngành bia, rượu, nước giải khát trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 37.406 triệu đồng; năm 2006 đạt 45.128 triệu đồng, tăng 20,6% so với năm 2005; năm 2007 đạt 94.310 triệu đồng, tăng 108,9% so với năm 2006. Mặc dù các doanh nghiệp này có nhịp độ tăng trưởng vốn nhanh, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tăng số lượng các doanh nghiệp.

2- Đánh giá về chất lượng, chủng loại sản phẩm, khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Trong những năm qua, ngành bia, rượu, nước giải khát trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn gặp rất nhiều những khó khăn, do cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành còn yếu kém; công tác triển khai kế hoạch xây dựng quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát trên địa bàn tỉnh chưa được triển khai; việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất của ngành còn gặp nhiều khó khăn; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ; việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế; trình độ quản lý và trình độ chuyên môn của một số bộ phận cán bộ của ngành còn thấp, v.v. Vì vậy, chất lượng sản phẩm sản xuất của ngành bia, rượu, nước giải khát trên địa bàn tỉnh còn kém, giá thành sản phẩm cao; sản phẩm còn hạn chế về chủng loại, thiếu tính đa dạng và phong phú nên khả năng cạnh tranh trong nội bộ ngành còn rất thấp; chi phí cá biệt trong từng các doanh nghiệp, xí nghiệp vẫn còn ở mức chi phí trung bình của xã hội, đôi khi còn thấp hơn mức chi phí trung bình trung của xã hội. Do vậy, khả năng tích luỹ để mở rộng sản xuất trong các doanh nghiệp, xí nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nên sản phẩm sản xuất ra khó có tính cạnh tranh trong khu vực và xuất khẩu.

3- Đánh giá tình hình thiết bị, đổi mới công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và vấn đề đảm bảo môi trường.

Phần lớn, mức trang bị về kỹ thuật của ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát trên địa bàn tỉnh vẫn còn thô sơ, thiết bị cũ, không đồng bộ, công nghệ sản xuất lạc hậu; lao động phục vụ sản xuất trong ngành vẫn chưa được đào tạo cơ bản mà chủ yếu là lao động thủ công. Tuy nhiên, số doanh nghiệp có có trình độ công nghệ hiện đại, đủ tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo môi trường chỉ đạt được ở số ít các doanh nghiệp, như: Công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn Đồng Xuân, Công ty TNHH 1 thành viên bia, rượu ERRESSION (sản xuất năm 2008).

Việc đổi mới công nghệ phần lớn các doanh nghiệp đều diễn ra chậm, việc chuyển giao công nghệ của các nước tiên tiến vào lĩnh vực sản xuất bia, rượu, nước giải khát trên địa bàn tỉnh chưa cao. Do vậy, năng suất lao động trong lĩnh vực này còn rất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm còn hạn chế; tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như việc đảm bảo môi trường phần lớn còn ở mức thấp, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ trong khu vực, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh để xuất khẩu.

4- Đánh giá tình hình đầu tư của ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát trên địa bàn tỉnh.

- Các dự án hiện có, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ nên khả năng đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất trong lĩnh vực này vẫn còn thấp và phát triển chậm.

- Các dự án đang đầu tư hiện nay, có quy mô về vốn, công suất thiết kế  ngày càng cao và đang được tập trung đầu tư ở một số các doanh nghiệp phát triển, như: Công ty TNHH 1 thành viên bia, rượu ERRESSION, Công ty TNHH rượu Từ Thiện, Công ty TNHH nước giải khát Vạn Xuân, Công ty rượu, bia, nước giải khát Hà Nội, v.v. Do vậy, khả năng dự kiến đầu tư đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất này là rất lớn, năm 2015 ước đầu tư vào khoảng 818.311 triệu đồng, sản lượng dự kiến đến năm 2015 đạt đạt khoảng 166,203 triệu lít và vào năm 2025 đạt khoảng 217,977 triệu lít.

5- Đánh giá việc triển khai công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, do công tác triển khai kế hoạch, xây dựng quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát trên địa bàn tỉnh chưa được triển khai thực hiện. Do vậy, việc triển khải xây dựng các trung tâm nghiêm cứu, triển khai thực nghiệm gắn với việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành chủ yếu được xây dựng và tổ chức diễn ra trong các doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chất lượng triển khai công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo chưa được tổ chức theo quy mô nên chất lượng sản phẩm còn hạn chế, thiếu tính cạnh tranh, trình độ quản lý và tay nghề người lao động chưa được đào tạo cơ bản, việc chuyên môn hoá diễn ra chậm.

Nguồn:Vinanet