menu search
Đóng menu
Đóng

Tồn trữ dầu cọ Indonesia sẽ tăng do xuất khẩu giảm

16:32 05/02/2013
(VINANET) - Tồn trữ dầu cọ tại Indonesia – nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới - có thể sẽ tăng lên gần 90% công suất do xuất khẩu giảm sút sau khi Malaysia không đánh thuế xuất khẩu và Trung Quốc thắt chặt các quy chế đối với nhập khẩu dầu cọ.

(VINANET) -  Tồn trữ dầu cọ tại Indonesia – nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới - thể sẽ tăng lên gần 90% công suất do xuất khẩu giảm sút sau khi Malaysia không đánh thuế xuất khẩuTrung Quốc thắt chặt các quy chế đối với nhập khẩu dầu cọ.

Tồn trữ dầu cọ đã tăng từ 3,25 triệu tấntháng 12lên đến 3,5 triệu tấn trong tháng 1, theo ước tính trung bình của hai công ty cây trồng, một nhà máy lọc dầumột nhà phân tích được Bloomberg phỏng vấn. Xuất khẩu có thể giảm 0,6% xuống 1,54 triệu tấn, trong khi sản xuất được xem là ổn định ở mức 2,5 triệu tấn, ước tính trung bình từ bốn người trả lời giống nhau và một công ty cây trồng thứ ba cho thấy.

Hàng tồn kho tăng áp lực đối với Indonesia nhằm cắt giảm thuế xuất khẩu để cạnh tranh với Malaysia. Thuế xuất khẩu của Malaysia - nước sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới – tháng 1 và 2-2013 là 0% để tiêu thụ hết lượng tồn trữ dầu cọ kỷ lục. Theo Thứ trưởng Thương mại Bayu Krisnamurthi, Indonesia khoảng 4 triệu tấn dầu cọ tồn trữ. Tuy nhiên, không số liệu chính thức về khối lượng dầu cọ tồn trữ này.

 “Nếu chính phủ cắt giảm thuế xuất khẩu sẽ giúp giải phóng lượng hàng tồn trữ bởi chúng ta vẫn còn trong tình trạng dư cung ngắn hạn”, Jeffrosenberg Tân, một nhà phân tích có trụ sở tại Jakarta-PT Sinarmas Sekuritas, cho biết.
JokoSupriyono
- Giám đốc của PT Astra Agro Lestaricũng là Tổng thư ký Hiệp hội dầu cọ tại Indonesia cho biết những nỗ lực của các nhà xuất khẩu Indonesia nhằm giảm lượng dầu cọ tồn trữ gặp trở ngại do Malaysia không đánh thuế xuất khẩu, khiến hàng tồn kho ở mức cao khoảng 3,5 triệu tấn trong tháng này.

Thuế xuất khẩu 0%

Bộ trưởng Thương mại Indonesia Gita Wirjawan cho biết chính phủ đang cân nhắc việc cắt giảm thuế xuất khẩu và lý tưởng hóa” thuế quan bằng 0 để có thể cạnh tranh với Malaysia. Hiệp hội dầu cọ Gapki, đã yêu cầu chính phủ giảm thuế để tránh mất thị phần ở các nước như Ấn Độ thường mua dầu cọ thô nhiều hơn. Thuế xuất khẩu được áp ở mức 7,5% trong tháng 1-2013.
Xuất khẩu từ Indonesia vào tháng 1 ước tính thấp nhất kể từ tháng 10, khi chỉ đạt 1,42 triệu tấn, theo số liệu của Gapki. Xuất khẩu dầu cọ và lauric tăng 39% lên 1,98 triệu tấn trong tháng 11 so với tháng trước, mức cao nhất kể từ tháng 1/2008, đó là những dữ liệu mới nhất có sẵn từ các nhóm người trồng và nhà máy lọc dầu.

Giá dầu cọ kỳ hạn đã giảm trong một thị trường xuống giá Kuala Lumpur do hàng tồn trữ ở Malaysia và Indonesia tăng nhu cầu thấp trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở Trung Quốc và châu Âu. Giá giảm 23% trong năm ngoái. Giữa tháng 1-2013 hợp đồng giao tháng 4 có mức giá 2.411 ringgit (798 USD)/tấn.
Trung Quốc
kiểm tra chặt chẽ dầu nhập khẩu từ tháng 1 làm ảnh hưởng đến các lô hàng xuất khẩu vì sẽ cần thêm thời gian để thông quan, Susanto - Giám đốc marketing tại Gapkicho biết. Nhập khẩu dầu cọ vào Trung Quốc – nước tiêu thụ dầu ăn lớn nhất – ước tính giảm xuống 300.000 tấn tháng 1, chỉ bằng một nửa lượng nhập trong tháng 12 do các quy định mới, theo ước tính trung bình của 6 thương nhân và các nhà nghiên cứu được Bloomberg phỏng vấn.

(Bloomberg)

Nguồn:Bloomberg