menu search
Đóng menu
Đóng

Chính sách tăng thuế xuất khẩu dầu cọ của Indonesia nhằm kiểm soát giá dầu ăn trong nước

10:09 30/03/2022

Còn quá sớm để tuyên bố Indonesia sẽ không tăng thuế xuất khẩu dầu cọ vì nước này đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Người dân Indonesia than phiền rằng giá dầu ăn đã tăng từ tháng 12/2021 đến tháng 1/2022 mà chưa có dấu hiệu dừng lại. Đến tháng 3/2022, giá dầu cọ Indonesia đã sụt giảm, nhưng ở góc độ thu mua lại thiếu hụt.
Các vấn đề mà Indonesia phải đối mặt không chỉ là đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn là sức ép từ nước ngoài, đặc biệt là Ấn Độ, đã thúc đẩy Indonesia nới lỏng các hạn chế đối với xuất khẩu dầu cọ. Tình trạng khan hiếm dầu thực vật trên toàn cầu tiếp tục xảy ra do cuộc xung đột ở Ukraine khiến việc xuất khẩu và nhập khẩu dầu hướng dương bị đình trệ. Do đó, dầu hạt hướng dương bị thiếu hụt và thế giới phải phụ thuộc vào dầu cọ.
Dầu hướng dương là một loại dầu thực vật được sản xuất ở Châu Âu và một trong số đó là ở Ukraine. Nói cách khác, xung đột Ukraine đã tác động mạnh đến tình trạng khan hiếm dầu hướng dương. Dựa trên tuyên bố của Tổng thư ký Liên hợp quốc, Antonio Gutteres vào ngày 14/3/2022, Ukraine và Nga là những quốc gia đã đóng góp 30% dầu hướng dương trên toàn cầu và góp phần vào an ninh lương thực ở các nước đang phát triển như châu Phi và Trung Đông.
Như vậy, mâu thuẫn chưa được giải quyết đã dẫn đến tình trạng khan hiếm dầu hạt hướng dương dù nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này của thị trường rất cao. Rất có thể nếu xung đột tiếp diễn, nó sẽ gây ra không chỉ khan hiếm dầu ăn mà còn gây ra các cuộc khủng hoảng lương thực khác bởi sự phụ thuộc lương thực của châu Âu vào lúa mì Ukraina khá lớn.
Ngoài các vấn đề xung đột, biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra hạn hán cũng là nguyên nhân tác động đến sự khan hiếm dầu hướng dương. Mặt khác, dầu đậu tương bị hạn chế sản xuất do đang gặp hạn hán tại Argentina và Paraguay khiến vụ mùa thất bát đẩy nhu cầu dầu cọ của Indonesia rất cao.
Khủng hoảng dầu thực vật toàn cầu không chỉ là cơn ác mộng đối với riêng người dân Indonesia mà đối với cả thế giới. Tăng thuế xuất khẩu dầu cọ là một trong những phương thức để có thể đạt được sự cân bằng giữa dầu cọ trong nước và trên thị trường toàn cầu. Nếu giá dầu thực vật được kiểm soát, cuộc khủng hoảng có thể tránh được trong dài hạn.
Chính sách của Chính phủ Indonesia dựa trên tuyên bố của Bộ Tài chính nước Cộng hòa Indonesia rằng, quy định tăng thuế quan nhằm đạt mức 375 USD/tấn dầu cọ thô (CPO) khi giá thị trường quốc tế tăng trên 1.500 USD/tấn.
Giá dầu thực vật toàn cầu gia tăng do xung đột ở các nước sản xuất dầu hạt hướng dương chiếm tới 30% nhu cầu dầu thực phẩm của thế giới. Cùng với đó là biến đổi khí hậu toàn cầu đã khiến hai quốc gia sản xuất dầu gặp hạn hán kéo sản lượng không thể đạt mức tối đa. Ngoài ra, thứ duy nhất hỗ trợ nhu cầu dầu thực vật của thế giới là dầu cọ Indonesia. Do đó, các nhà hoạch định chính sách kinh tế Indonesia cần có lập trường cứng rắn trong việc đáp ứng nhu cầu dầu thực vật toàn cầu mà một trong số đó là tăng thuế xuất khẩu dầu cọ.
Chính sách tăng thuế xuất khẩu dầu cọ trở thành một phần trong chính sách kinh tế của Indonesia nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng dầu thực vật toàn cầu. Đây là một bước chính sách kinh tế chắc chắn sẽ được thực hiện không chỉ bởi Indonesia mà còn ở cả các quốc gia khác.

Nguồn:Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters, UkrAgroConsult