Đánh dấu tháng giảm thứ 10 liên tiếp., và giảm 28,6 điểm (giảm 17,9%) so với mức kỷ lục đạt được vào tháng 3/2022. Nguyên nhân sụt giảm do chỉ số giá dầu thực vật, sữa và đường giảm, trong khi chỉ số giá của ngũ cốc và thịt vẫn ổn định.
Chỉ số giá ngũ cốc thế giới tháng 1/2023 đạt trung bình 147,4 điểm, tăng nhẹ 0,1% so với tháng 12/2022 và tăng 6,7 điểm (tăng 4,8%) so với tháng 1/2022. Trong số các loại ngũ cốc chính, giá gạo và ngô tăng, trong khi giá lúa mạch và lúa mì giảm. Giá gạo thế giới tăng 6,2% so với tháng 12/2022, do nguồn cung khan hiếm, nhu cầu ở một số nước xuất khẩu châu Á tăng mạnh và do biến động tỷ giá hối đoái. Giá ngô thế giới cũng tăng nhẹ 0,5%, chủ yếu do nhu cầu xuất khẩu từ Brazil tăng mạnh và lo ngại về điều kiện khô hạn ở Achentina, tuy nhiên giá xuất khẩu của Mỹ giảm trong bối cảnh xuất khẩu chậm. Đối với các loại ngũ cốc thô khác, giá hạt bo bo tăng nhẹ (tăng 0,9%), chủ yếu do ảnh hưởng bởi giá ngô tăng ngô và sản lượng ở Mỹ - nước xuất khẩu hàng đầu giảm, trong khi giá lúa mạch giảm (giảm 1%) do tác động ảnh hưởng từ giá lúa mì toàn cầu. Giá lúa mì thế giới tháng 1/2023 giảm 2,5%, giảm tháng thứ ba liên tiếp do nguồn cung toàn cầu tăng, với sản lượng tăng so với ước tính trước đó tại Australia và Liên bang Nga.
Chỉ số giá dầu thực vật thế giới tháng 1/2023 đạt trung bình 140,4 điểm, giảm 4,2 điểm (giảm 2,9%) so với tháng 12/2022 và giảm gần 25% so với tháng 1/2022 do giá dầu cọ, đậu tương, hạt hướng dương và hạt cải dầu đều giảm. Giá dầu cọ thế giới tháng 1/2023 giảm tháng thứ hai liên tiếp, chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu toàn cầu giảm do các nhà nhập khẩu lớn bổ sung hàng dự trữ trong vài tháng qua. Giá dầu đậu tương thế giới cũng giảm nhẹ, do nhu cầu nhập khẩu chậm vì giá cao hơn so với các loại dầu thực vật khác, cũng như điều kiện thời tiết ở Achentina thuận lợi, làm tăng năng suất. Giá dầu hướng dương và dầu hạt cải thế giới giảm do nguồn cung xuất khẩu toàn cầu dồi dào.
Chỉ số giá sữa thế giới tháng 1/2023 đạt trung bình 136,2 điểm, giảm 2 điểm (giảm 1,4%) so với tháng 12/2022, chạm mức thấp nhất trong 12 tháng do giá bơ và sữa bột thế giới giảm. Giá bơ thế giới giảm tháng thứ 7 liên tiếp, chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu giảm, xuất phát từ dự đoán của thị trường về giá sẽ có thể giảm hơn nữa và nguồn cung từ Châu Úc tăng. Giá sữa bột nguyên kem thế giới giảm do nhu cầu từ các nhà nhập khẩu hàng đầu giảm và nguồn cung từ New Zealand tăng, mặc dù sản lượng sữa giảm theo mùa. Giá sữa bột gầy cũng giảm, chủ yếu do nhu cầu toàn cầu chậm lại. Ngược lại, giá phô mai thế giới tăng nhẹ do dịch vụ thực phẩm và doanh số bán lẻ ở Tây Âu phục hồi sau kỳ nghỉ lễ năm mới và biến động tiền tệ.
Chỉ số giá thịt thế giới tháng 1/2023 đạt trung bình 113,6 điểm, giảm nhẹ 0,1 điểm (giảm 0,1%) so với tháng 12/2022, tiếp tục giảm tháng thứ bảy liên tiếp, nhưng vẫn tăng 1,5 điểm (tăng 1,3%) so với tháng 1/2022 do giá thịt gia cầm, thịt bò và thịt lợn trên thế giới giảm. Giá thịt gia cầm tiếp tục giảm do nguồn cung xuất khẩu toàn cầu từ các nhà cung cấp hàng đầu tiếp tục vượt quá nhu cầu nhập khẩu, bất chấp dịch cúm gia cầm lan rộng. Trong khi đó, giá thịt lợn giảm nhẹ do nguồn cung lợn dồi dào, đặc biệt là ở Brazil và Mỹ, và nhập khẩu của Trung Quốc trước Tết Nguyên đán thấp hơn dự kiến. Tương tự như vậy, giá thịt bò giảm do nguồn cung gia súc cho giết mổ tăng, chủ yếu ở Châu Úc. Ngược lại, giá thịt cừu tăng do nhu cầu nhập khẩu tăng, mặc dù khối lượng giết mổ ở Australia tăng.
Chỉ số giá đường thế giới tháng 1/2023 đạt trung bình 115,8 điểm, giảm 1,3 điểm (giảm 1,1%) so với tháng 12/2022, đánh dấu lần giảm đầu tiên sau khi tăng mạnh trong hai tháng trước đó. Giá đường giảm chủ yếu do tiến độ thu hoạch tốt ở Thái Lan và điều kiện thời tiết thuận lợi giúp phát triển vụ mía ở các vùng trồng mía trọng điểm của Brazil. Những lo ngại về năng suất trồng mía ở Ấn Độ, có thể ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu, khiến giá đường giảm mạnh hơn. Tuy nhiên, việc giá xăng tại Brazil tăng đã hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ ethanol và đồng real Brazil mạnh lên so với đồng USD đã góp phần hạn chế áp lực giảm giá đường thế giới.
Nguồn:Vinanet/VITIC/FAO