Hợp đồng dầu cọ giao tháng 1/2023 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 77 ringgit, tương đương 1,78% lên 4.414 ringgit (930,73 USD)/tấn.
Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 4.428 ringgit (933,39 USD)/tấn.
Đồng ringgit đã giảm giá so với đồng USD và đang giao dịch ở mức thấp nhất kể từ năm 1998. Đồng ringgit suy yếu khiến giá dầu cọ trở nên rẻ hơn đối với khách nước ngoài.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Malaysia đã tăng lãi suất lần thứ tư liên tiếp vào thứ Năm khi tìm cách kiềm chế lạm phát dai dẳng trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng khả quan.
Sandeep Singh, Giám đốc của The Farm Trade, một Công ty tư vấn và thương mại có trụ sở tại Kuala Lumpur, cho biết giá dầu cọ tiếp tục xu hướng tăng do cạnh tranh với dầu đậu tương, tính khả thi của dầu diesel sinh học và lũ lụt được dự kiến ở các khu vực trồng cọ chính.
Ông cũng thêm rằng, các chính sách thuế của Indonesia sẽ khiến thị trường đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Do đó, các thương nhân đang thận trọng theo dõi những dự báo mới từ các nhà phân tích hàng đầu tại Hội nghị Dầu cọ Indonesia (IPOC).
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,8% còn giá dầu cọ tăng 0,5%. Giá đậu tương trên sàn Chicago tăng 1%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters