Hợp đồng dầu cọ giao tháng 1/2023 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch tăng 109 ringgit, tương đương 2,72% lên mức 4.120 ringgit (873,25 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 01/9. Thời điểm nghỉ giữa ngày, hợp đồng kỳ hạn này ở mức 4.140 ringgit (877,30 USD)/tấn.
Lũ lụt gần đây và dự báo mưa lớn ở các vùng của Indonesia và Malaysia đã làm dấy lên lo ngại gián đoạn hoạt động thu hoạch và làm ảnh hưởng đến nguồn cung của các nhà sản xuất lớn nhất thế giới.
Marcello Cultrera, Giám đốc Công ty tư vấn hàng hóa Apricus 8 Pte Ltd ở Kuala Lumpur cho biết, thị trường tuần này được hỗ trợ bởi mức thuế nhập khẩu Ấn Độ tăng.
Giá dầu cọ cũng được hỗ trợ bởi mưa bão hạn chế sản xuất và gián đoạn hậu cần ở Đông Malaysia và Trung Kalimanta của Indonesia.
Lũ lụt và dự báo mưa lớn ở các vùng của Indonesia và Malaysia đã làm dấy lên lo ngại về việc gián đoạn hoạt động thu hoạch và làm ảnh hưởng đến nguồn cung của các nhà sản xuất lớn nhất thế giới.
Theo nguồn tin Chính phủ và thương mại, Ấn Độ đang xem xét liệu có cần tăng thuế nhập khẩu dầu cọ hay không. Đây là một phần trong nỗ lực của nhà nhập khẩu dầu thực vật lớn nhất thế giới nhằm giúp hàng triệu nông dân lao đao vì giá sụt giảm.
Đồng ringgit giảm so với đồng USD, khiến cho hàng hoá được định giá bằng đồng tiền này rẻ hơn đối với những người mua bằng đồng ngoại tệ.
Một số người tham gia thị trường đã thất vọng vì dữ liệu xuất khẩu của Malaysia mờ nhạt trong nửa đầu tháng 10 dù đồng ringgit suy yếu.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,5% còn giá dầu cọ tăng 3,5%. Giá đậu tương trên sàn Chicago tăng 1,9%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters