menu search
Đóng menu
Đóng

Giá đường thô toàn cầu được dự kiến tăng 20% trong năm 2024

08:38 23/02/2024

Cuộc khảo sát của 12 thương nhân và nhà phân tích của Reuters cho thấy, giá đường thô SBc1 được dự kiến sẽ tăng gần 20% vào năm 2024, khi thị trường đường toàn cầu chuyển sang trạng thái thâm hụt trong niên vụ tới.
Theo dự báo trung bình của cuộc khảo sát, kết thúc năm 2024, giá đường thô chốt ở 24,5 US cent/lb, tăng 19% so với cùng thời điểm năm 2023; giá đường trắng ở mức 700 USD/tấn, tăng 17% so với cùng thời điểm năm 2023.
Sản lượng đường tại khu vực sản xuất hàng đầu Trung Nam Brazil được dự kiến vẫn tăng, mặc dù sản lượng mía giảm nhẹ do các nhà máy ưu tiên sản xuất chất làm ngọt hơn nhiên liệu sinh học ethanol.
Tuy vậy, sản lượng đường tại Ấn Độ - nhà sản xuất lớn thứ hai - lại được dự kiến sẽ sụt giảm. Theo dự báo, Ấn Độ sẽ sản xuất được 31,6 triệu tấn đường trong niên vụ 2023/24 (tháng 10 – tháng 9), giảm xuống còn 29 triệu tấn đường trong niên vụ 2024/25 sắp tới. Czarnikow cho biết nếu không có tăng trưởng ở Ấn Độ sẽ dẫn đến sản lượng đường toàn cầu niên vụ 2024/25 có thể sụt giảm.
Theo ước tính trung bình của cuộc khảo sát, dư thừa đường toàn cầu 500.000 tấn trong niên vụ 2023/24 hiện tại (tháng 10 – tháng 9) sẽ chuyển sang thâm hụt 700.000 tấn khi sang niên vụ 2024/25.
Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) cho biết, sản lượng đường tại khu vực Trung Nam của nhà sản xuất hàng đầu Brazil ước đạt 42,1 triệu tấn trong niên vụ 2024/25 (tháng 4 – tháng 3) sắp tới.
Theo ISO, sản lượng mía của Brazil có thể tăng nhẹ trong mùa tới, bất chấp vụ mía ở Trung Nam được dự báo chỉ ở mức 620 triệu tấn trong niên vụ 2024/25 tới, giảm so với ước tính 645 triệu tấn trong niên vụ này.
Với cơ cấu sản xuất 51,5% trong vụ tới để sản xuất chất tạo ngọt, các nhà máy Brazil đã sử dụng nhiều mía hơn để sản xuất đường thay vì nhiên liệu ethanol sinh học.
Nhà phân tích Green Pool cho rằng, vụ mùa 2024/25 của Brazil dường như khó có thể đạt được sản lượng tốt vào khoảng cuối tháng 12, đầu tháng 1. Dự trữ toàn cầu vẫn khan hiếm trong khi cần có nguồn thặng dư đáng kể để lấp chỗ trống.

Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters