menu search
Đóng menu
Đóng

Giá gạo ngày 31/8/2020 trong xu hướng tăng

15:29 31/08/2020

Giá gạo nguyên liệu xuất khẩu hôm nay tương đối ổn định so với cuối tuần qua, nhu cầu thu mua từ các nhà kho yếu ớt, giá lúa gạo tại An Giang tăng.
Gạo nguyên liệu IR 504 hè thu ổn định ở mức 9.000 đồng/kg, loại gạo thành phẩm IR 504 hè thu 10.550 đồng/kg; tấm 1 IR 504 hè thu 8.800 – 8.900 đồng/kg và cám vàng 5.850 đồng/kg.
Giá lúa gạo tại An Giang ngày 31/8/2020
ĐVT: đồng/kg

Tên mặt hàng

Ngày 31/8/2020

Ngày 17/8/2020

Thay đổi

Lúa tươi

 

 

 

- Nếp vỏ tươi

5.100 - 5.300

4.900 -.5.200

Tăng 200

- Lúa Jasmine

6.100 - 6.300

5.800 - 6.000

Tăng 300

- Lúa IR 50404

5.850 -6.100

5.600 - 5.900

Tăng 200 -250

- Lúa OM 9577

6.000 -6.200

5.650 - 5.850

Tăng 350

- Lúa OM 9582

5.950 -6.200

5.650 - 5.850

Tăng 300-350

- Lúa Đài thơm 8

6.100 - 6.300

6.000 - 6.200

Tăng 100

- Lúa OM 5451

5.950 - 6.200

5.800 - 6.000

Tăng 100-150

- Lúa Nàng Hoa 9

6.200 - 6.500

6.200 - 6.500

0

- Lúa OM 4218

5.600

5.600

0

- Lúa OM 6976

6.000 -6.200

5.650 - 5.800

Tăng 350-400

- Lúa Nhật

7.000 - 7.500

7.000 - 7.500

0

Lúa khô

 

 

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

10.000

10.000

0

- Lúa IR 50404 (khô)

7.000

7.000

0

- Nếp ruột

13.000 - 14.000

13.000 - 14.000

0

- Gạo thường

11.500

10.800 - 11.500

Giảm 300

- Gạo Nàng Nhen

16.000

16.000

0

- Gạo thơm thái hạt dài

18.000 - 19.000

18.000 - 19.000

0

- Gạo thơm Jasmine

15.000 - 15.500

14.500 - 15.500

0

- Gạo Hương Lài

19.200

19.200

0

- Gạo trắng thông dụng

11.500

11.500

0

- Gạo Sóc thường

14.500

14.500

0

- Gạo thơm Đài Loan trong

21.200

21.200

0

- Gạo Nàng Hoa

15.500

15.500

0

- Gạo Sóc Thái

17.500

17.500

0

- Tấm thường

12.500

12.500

0

- Tấm thơm

13.500

13.500

0

- Tấm lài

10.500

10.500

0

- Gạo Nhật

22.500

22.500

0

- Cám

6.000 - 6.200

6.000 - 6.200

0

Giá lúa tươi tại ĐBSCL tiếp tục tăng do nhu cầu thu mua phục vụ xuất khẩu. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo Việt Nam cuối tuần qua tiếp tục tăng 5 USD/tấn so với tuần trước đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt mức 488 - 492 USD/tấn, thấp hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan 8 USD/tấn; gạo 25% tấm của Việt Nam 463 - 467 USD/tấn thấp hơn gạo của Thái Lan 4 USD/tấn. Tuy nhiên, gạo Việt Nam vẫn cao hơn gạo cùng loại của Ấn Độ 120 USD/tấn, cao hơn gạo Pakistan 95 USD/tấn và cao hơn gạo Myanmar 45 USD/tấn.
Trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu ước đạt trên 4 triệu tấn, thu về 1,95 tỷ USD, tăng 0,6% về lượng và tăng 13,1% về kim ngạch so với cùng kỳ 2019. Hiện Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 37% thị phần. Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu Việt Nam trong 7 tháng đầu năm đã vượt qua Thái Lan. Giá gạo xuất khẩu tăng cao kéo theo giá lúa thu mua tăng, khiến nông dân phấn khởi. Tại nhiều tỉnh- thành vùng ĐBSCL, đến thời điểm này đã thu hoạch cơ bản xong vụ lúa Hè Thu, với giá lúa được duy trì ổn định mức cao. Lúa tươi IR 50404 ở mức 5.800 đ/kg; lúa Jasmine 6.000 đ/kg; OM 957 và OM 9582 khoảng 5.850 đ/kg…
Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố dẫn tới giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao như: gạo Việt Nam ngày càng đạt chất lượng cao, logistics được cải thiện, đồng thời dịch COVID-19 bùng phát lại nên nhiều nước tăng sản lượng nhập khẩu. Mặt khác, một phần nhờ hiệu ứng tích cực từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA). Một khi đã xuất được vào EU với thương hiệu riêng thì tên tuổi gạo Việt Nam sẽ được thế giới chú ý. Thêm nữa, phải khẳng định là Việt Nam có rất nhiều chủng loại gạo thơm được công nhận ngon nhất thế giới như: ST24, ST25... đủ sức cạnh tranh với các loại gạo thơm từ Thái Lan, Ấn Độ. Đây thật sự là những tín hiệu vui, tạo cú hích giúp gạo Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh không chỉ tại thị trường EU, mà còn nhiều thị trường khác nữa.

Nguồn:VITIC